Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau Tết

Theo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yết

Đối với tháng 2 và quý I/2023, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yết, thực hiện kiểm soát chặt chẽ và bình ổn giá cả đối với mặt hàng dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, đi lại phục vụ dịp lễ, tết.

Đồng thời, tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí (nhất là dịch vụ tham quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô).

Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau Tết

Bộ Tài chính cũng đề nghị quản lý chặt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết; tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải trong dịp sau Tết, xử lý nghiêm các tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý.

Đối với mặt hàng xăng dầu, trong giai đoạn sau Tết là thời điểm nhu cầu đi lại tăng cao của nhân dân, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương chủ động bám sát tình hình thực tế để chủ động các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.

Đối với cả năm 2023, Theo Bộ Tài chính, công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động, linh hoạt đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 4,5% do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Cụ thể, cần theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để kiến nghị các biện pháp điều hành về tiền tệ, tài khóa phù hợp.

Đối với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai việc tính toán, đánh giá tác động, chuẩn bị phương án để bảo đảm ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Với các hàng hóa, dịch vụ khác, trên cơ sở việc tiếp tục triển khai bình ổn giá cả dịp trước, trong và sau Tết, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý; chủ động dự báo và có các phương án bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, vật tư nông nghiệp.

Giá cả dịp Tết nằm trong dự tính của cơ quan quản lý

Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau Tết

Theo Bộ Tài chính, dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, giá cả thị trường không có biến động bất thường do cơ quan quản lý đã chủ động các giải pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu hàng hóa từ trước, trong và sau Tết. Giá cả dịp này cơ bản nằm trong tính toán của cơ quan quản lý và các phương án điều hành.

Về tình hình giá cả thị trường, theo Bộ Tài chính, Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 diễn ra vào thời điểm cuối tháng 1 dương lịch (20-26/1/2023) và là tháng cao điểm cho chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động theo quy luật các dịp Tết.

Lượng hàng hóa dồi dào, được tổ chức lưu thông thông suốt trên địa bàn cả nước, nhất là các mặt hàng nông sản do tình hình sản xuất, thời tiết khá thuận lợi, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của người dân.

Nhiều siêu thị đã triển khai kế hoạch mở cửa sớm và đóng cửa muộn trong tuần lễ mua sắm Tết cao điểm, một số chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thị mở cửa xuyên Tết khiến nguồn hàng cung cấp ra thị trường không bị gián đoạn; không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, đầu cơ tích trữ găm hàng trong dịp Tết.

Sang những ngày đầu năm mới, hầu hết các chợ, siêu thị đều đóng cửa vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết. Từ ngày mùng 3 Tết, một số siêu thị, chợ truyền thống đã mở cửa đón khách trở lại. Vào mùng 4 và mùng 5 Tết, hoạt động mua bán hầu như trở về bình thường, nhu cầu tiêu dùng đầu năm không cao nên giá cả không có đột biến.

Bô Tài chính cho biết, tình hình cung cầu giá cả thị trường cơ bản bình ổn nằm trong kiểm soát và diễn biến theo đúng với kịch bản công tác điều hành giá trong dịp trước Tết do Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về giá đề ra.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023
Biển người đổ về lễ hội Ngọc Hồi - Đống Đa ở Bình Định Biển người đổ về lễ hội Ngọc Hồi - Đống Đa ở Bình Định
Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

30.000 cây xanh góp lá vá rừng

30.000 cây xanh góp lá vá rừng

Kỷ niệm 30 năm HP hiện diện tại Việt Nam, HP Việt Nam cùng các đối tác đã thực hiện chiến dịch “Vì Trái Đất Xanh” với thông điệp: “HP – 30 năm sáng tạo, 30.000 cây xanh vì một tương lai bền vững”. Chương trình này nhằm phục hồi 50 ha rừng tự nhiên trong khuôn khổ chương trình “Rừng xanh lên” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức.
Kinh tế tư nhân chờ cú hích chính sách, ngân sách nhà nước vượt mốc dự toán

Kinh tế tư nhân chờ cú hích chính sách, ngân sách nhà nước vượt mốc dự toán

Sáng 16.5, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền Thủ tướng, trình bày báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 với kết quả thu vượt dự toán và nêu rõ các tồn tại cần khắc phục.
Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Những tháng đầu năm, bên cạnh nhập những mặt hàng truyền thống như tôm, cá tra, Trung Quốc tăng nhập khẩu ốc hương, nghêu và điệp (các loại nhuyễn thể có vỏ) từ Việt Nam.
Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt

Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò lịch sử và tầm nhìn chiến lược đối với khu vực kinh tế tư nhân – không chỉ là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia” mà còn là lực lượng tiên phong trong kiến tạo thương hiệu quốc gia.
Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, khóa XV với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Phong trào hướng tới huy động toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cùng tham gia, nhằm đưa đất nước bứt phá trong kỷ nguyên số, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng đến năm 2045.
Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một văn kiện mang tầm chiến lược, mà còn mở ra cơ hội bứt phá mạnh mẽ cho thị trường bất động sản Việt Nam – lĩnh vực vốn đang gặp nhiều rào cản pháp lý và thủ tục hành chính.
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Hơn 34.000 vụ vi phạm đã bị phát hiện, gần 4.900 tỷ đồng được thu nộp ngân sách trong những tháng đầu năm 2025. Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình hình vẫn rất phức tạp, cần hành động quyết liệt và đồng bộ để tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Với đà tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm, cùng các chính sách cởi mở và nỗ lực xúc tiến mạnh mẽ, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030: Chính sách thiết thực thúc đẩy nông nghiệp hiện đại

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030: Chính sách thiết thực thúc đẩy nông nghiệp hiện đại

Ngày 13/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động