Không có doanh nghiệp nào mua hàng nghìn tấn tiêu lúc này
Kỳ vọng thị trường hồ tiêu sẽ trở nên sôi động hơn từ tháng 9 Giá tiêu tăng trở lại, thị trường ít giao dịch hàng thực Sản lượng tiêu năm 2024 sẽ giảm về mức thấp nhất 5 năm trở lại đây |
Giá tiêu neo ở mức cao. |
Giá tiêu hôm nay ngày 15/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ, giao dịch chững lại ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 150.400 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông là 151.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 150.000 đồng/kg, bằng giá so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) tiếp tục đứng giá ở mức 150.000 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay cũng giữ vững mức 151.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay cũng diễn biến tương tự. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu đồng ổn định ở mức 151.000 đồng/kg; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay vẫn giữ ở mức 150.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.211 USD/tấn (tăng 0,96%); giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.150 USD/tấn (giảm 1,37%); giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 7.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 9.182 USD/tấn (tăng 0,97%); giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn .IPC giư nguyên giá tiêu tại Indonesia, Brazil, Việt Nam.
Thị trường giao dịch tiêu khá ảm đạm
Ngành hàng tiêu năm nay có thể lấy lại vị trí 1 tỷ USD. |
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam thông tin, tháng 6/2024 Việt Nam xuất khẩu được 28.162 tấn hồ tiêu các loại. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 141,1 triệu USD. So với tháng trước lượng xuất khẩu giảm 10,2%, tuy nhiên kim ngạch lại tăng nhẹ 0,1%.
Về kim ngạch xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo ngành hàng tiêu năm nay có thể lấy lại vị trí 1 tỷ USD.
Một số doanh nghiệp quay sang tìm nguồn cung tiêu từ các nước khác như Brazil, Ấn Độ để có đủ hàng, trả các hợp đồng đã ký nhưng việc tỷ giá USD tăng cao cùng vận tải biển tăng cao 2-3 lần gây ra các khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu tiêu.
Tuy giá hồ tiêu tăng cao, nhưng thị trường giao dịch khá ảm đạm. Các doanh nghiệp xuất khẩu đau đầu vì bên thì không có hàng để bán, bên thì có hàng để bán thì càng bán càng lỗ.
Hiện hàng ra thị trường “nhỏ giọt”. Không có doanh nghiệp nào mua hàng nghìn tấn tiêu lúc này khiến lực cầu trên thị trường “dễ gãy”.
Ngoài vấn đề cung cầu, tình trạng tắc nghẽn vận tải biển tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu nói chung, hồ tiêu nói riêng.
Vào tháng 8, thị trường hy vọng tình hình vận tải biển ổn định trở lại sau khi Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nông dân và các nhà xuất khẩu tiêu tại Việt Nam cần theo dõi sát sao các thông tin về thị trường để có thể đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp. Giá các mặt hàng khác như cà phê, ca cao, sầu riêng đang hấp dẫn hơn giá tiêu rất nhiều, nên nông dân cũng không mặn mà mở rộng diện tích trồng cây tiêu.
Các quy định về bảo vệ môi trường tại EU ngày càng khắt khe, nên việc quan trọng hiện nay là tăng chất lượng hồ tiêu để có thể xuất khẩu, thay vì việc mở rộng canh tác.
NedSpice dự đoán, diện tích trồng hồ tiêu toàn cầu dự kiến tăng từ năm 2025 trở đi, nhưng loại cây trồng này đang không có nhiều lợi thế cạnh tranh như cà phê và sầu riêng.
Chuyên gia: Về dài hạn giá hồ tiêu sẽ còn tăng |
Vì sao giá tăng nhưng người trồng tiêu được hưởng lợi không nhiều? |
Chuyên gia: Thiếu hụt nguồn cung hồ tiêu sẽ kéo dài trong 5 năm tới |