Chuyên gia: Về dài hạn giá hồ tiêu sẽ còn tăng
Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm đã tăng nhẹ trở lại từ 2.000 - 4.000 đồng/kg. |
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 150.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 149.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 148.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 148.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 148.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 147.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.
Thị trường tiêu trong nước ngày càng khó đoán định
Theo các chuyên gia, thị trường tiêu trong nước ngày càng khó đoán định, bởi đang bị chi phối từ nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố đầu cơ.
Thực tế, 6 tháng qua, giá tiêu tại thị trường nội địa trên đà tăng mạnh. Đầu năm nay, giá tiêu chỉ dao động ở khoảng 80.000 đồng/kg, sau đó giá tăng từng ngày. Đặc biệt, nửa đầu tháng 6 vừa qua, giá tiêu tăng sốc, đạt đỉnh 180.000 đồng/kg vào ngày 12/6 - mức cao kỷ lục tính từ năm 2016. Những ngày gần đây, giá tiêu dao động từ 145.000-150.000 đồng/kg.
Từ khi giá đạt đỉnh 180.000 đồng/kg, thị trường có 3 đợt giảm mạnh. Sau đó hồi phục dần rồi lại giảm. Các chuyên gia ngành hàng đều cùng chung nhận định, về trung và dài hạn, giá tiêu đang bước vào chu kỳ tăng giá mới, có thể kéo dài trong vòng 10 năm tới, giá sẽ tăng lên mức cao do khan hiếm nguồn cung và nhu cầu trên toàn cầu đang dần phục hồi.
Trong ngắn hạn, giá tiêu sẽ chịu áp lực “rung lắc” |
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, giá tiêu sẽ chịu áp lực “rung lắc” khi yếu tố đầu cơ đang chi phối thị trường. Thời gian qua có hiện tượng một số đại lý nhận gửi hàng của nông dân "ép" giá đẩy thị trường xuống thấp.
Trong mối quan hệ giữa người nông dân và các bên thu mua, việc ký gửi tiêu cũng giống như một hình thức sinh lời. Đầu mùa sau khi thu hoạch, người dân sẽ thường đem tiêu đi ký gửi cho các đại lý thu mua với tâm lý là nếu tự trữ tiêu thì sẽ bị hao hụt khối lượng. Vậy nên khi nào cần tiền, họ sẽ ra đại lý để chốt bán và thu tiền về.
Trong khi đó, các đại lý thu mua giữ hàng cho nông dân thường tận dụng lượng tiêu ký gửi để tạo ra dòng tiền khác. Trên thực tế, cũng với tâm lý giữ hàng lâu sẽ bị rủi ro hao hụt khối lượng và suy giảm chất lượng, các đại lý sẽ sàng lọc, phân loại tiêu. Hàng chất lượng cao sẽ bán trước cho doanh nghiệp để hưởng chênh lệch giá tại thời điểm đó nhằm tạo ra dòng tiền để tiếp tục gom mua thêm tiêu từ những người nông dân khác, cũng như chi trả cho những người dân đến “chốt bán”, hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân của đại lý.
Khi mà giá cả ổn định thì cỗ máy luân chuyển dòng tiền vẫn sẽ hoạt động trơn tru. Nhưng hiện nay, do tình trạng nông dân chỉ bán ra “nhỏ giọt” hàng niên vụ mới để chờ giá lên cao hơn nữa, trong khi giá tiêu tăng quá nhanh khiến một số đại lý không kịp trở tay khi đã “lỡ” ký hợp đồng bán tiêu trước với doanh nghiệp và thực hiện gom hàng sau. Việc giá tăng cao và khó gom hàng niên vụ mới khiến các đại lý đứng trước nguy cơ “bể” hợp đồng.
Khác với mọi năm, người trồng tiêu năm nay đều có có thu nhập cao từ sầu riêng, cà phê nên có đủ khả năng tài chính để găm giữ tiêu vụ mới, thậm chí nhiều người sẵn sàng trữ đến 2 - 3 năm, không vội bán.
Thị trường tiêu đang khó đoán định |
CPI quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2023 |
Lý do giá tiêu tăng sốc sau đó giảm sâu |