Giá tiêu đang ở vùng giá cao, vì sao nhiều hộ dân vẫn phá bỏ vườn tiêu để trồng sầu riêng?
Doanh nghiệp kinh doanh tiêu đang tạm dừng mua hàng, vì sao? Vì sao nông dân trồng tiêu mới bán 50% sản lượng niên vụ này? Brazil dự báo mất mùa nặng, vì sao tiêu trong nước vẫn quay đầu giảm? |
Giá tiêu tiếp tục giảm đáng kể. |
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 151.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 151.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 149.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 149.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 150.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 150.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg.
Giá tiêu đầu giờ sáng nay giảm 1.000 - 5.000 đồng/kg tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Sau 2 ngày liên tiếp giảm mạnh, giá tiêu một số địa phương đã xuống dưới mốc 150.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, dựa trên báo giá của các doanh nghiệp xuất khẩu và giá xuất cảng tại các nước, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật giá tiêu các loại giao dịch trên thị trường quốc tế trong ngày 3/7 (theo giờ địa phương) như sau:
Giá tiêu đen Lampung của Indonesia giảm không đáng kể 0,01%, đạt 7.109 USD/tấn; giá tiêu trắng Muntok cũng giảm 0,01%, đạt 9.052 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giảm 0,69%, còn 7.250 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng được giữ nguyên tại mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu các loại của Việt Nam đồng loạt được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l giảm 6,67%, còn 6.000 USD/tấn; loại 550 gr/l giảm 4,55%, còn 6.600 USD/tấn. Giá tiêu trắng giảm 5,56%, còn 9.500 USD/tấn.
Đây cũng là ngày giảm thứ hai liên tiếp của tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế trong tuần này.
Diện tích hồ tiêu có thể giảm mạnh
Người dân vẫn chưa mặn mà với việc mở rộng diện tích canh tác tiêu trở lại. |
Giá tiêu trong nước chịu áp lực giảm ngày thứ 2 liên tiếp trong bối cảnh giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế đã điều chỉnh giảm hơn 5% trong 2 ngày qua.
Đáng chú ý, mặc dù giá tiêu đang ở quanh vùng giá cao nhất 8 năm trở lại đây, nhưng nhiều chuyên gia nhận định người dân vẫn chưa mặn mà với việc mở rộng diện tích canh tác tiêu trở lại.
Dữ liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, diện tích và sản lượng tiêu ngày càng giảm, năm 2020 diện tích hơn 130.000 ha, năm 2023 chỉ còn 120.000 ha, sản lượng đạt 190.000 tấn. Ước tính sản lượng tiêu năm nay tiếp tục giảm xuống chỉ còn khoảng 170.000 tấn, mức thấp nhất 5 năm gần đây.
Dự kiến diện tích trồng tiêu năm nay có thể sẽ tiếp tục giảm khi người dân có xu hướng chuyển sang trồng sầu riêng, đặc biệt là các vườn tiêu già cỗi đứng trước rủi ro cao sẽ bị xoá bỏ.
Ông Hoàng Phước Bính - Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) chia sẻ, dưới tác động yếu tố dịch bệnh, chuyển đổi sang cây trồng khác, đặc biệt là cây sầu riêng, diện tích hồ tiêu có thể đã giảm mạnh.
"Diện tích hồ tiêu Việt Nam có thể chỉ đang khoảng 60.000 - 70.000ha, bằng phân nửa so với số liệu công bố 2021. Với thực tế giá tiêu ở mức thấp kéo dài như hiện nay, diện tích sẽ còn giảm, kéo sản lượng giảm theo", ông Hoàng Phước Bính lo ngại.
Theo ước tính của một số chuyên gia ngành hàng, với mức giá hiện tại, lợi nhuận của hồ tiêu chỉ đạt xấp xỉ 5.000 USD/ha, trong khi sầu riêng có thể đem về mức lợi nhuận gấp hơn 8 lần, lên tới hơn 40.000 USD/ha. Điều này khiến tình trạng phá hồ tiêu trồng sầu riêng diễn ra nhiều, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung mặt hàng gia vị này.
"Nếu tình trạng chặt phá diễn ra mạnh, khả năng các doanh nghiệp phải tăng nhập hàng từ Campuchia, Brazil... Việc tăng nhập sẽ khiến ngành hồ tiêu trong nước gặp bấp bênh, rủi ro do không chủ động được sản xuất, khó kiểm soát chất lượng, từ đó ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu", bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cảnh báo.
Đồng thời, Chủ tịch VPSA phân tích, nhu cầu tiêu thụ tiêu thế giới tăng trung bình 1 năm 2-3%, trong khi diện tích, sản lượng tiêu trên toàn cầu đang giảm, trong đó Việt Nam chiếm hơn 50% sản lượng. Do đó giá tiêu đang bước vào chu kỳ tăng giá mới, với xác suất cao sẽ vượt đỉnh giá 250.000 đồng/kg của năm 2015.
Thậm chí, giá tiêu có thể tăng lên mức cao chưa từng có 350.000 - 400.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá sẽ có rung lắc nhưng trong dài hạn vẫn sẽ theo đà tăng, ông Hoàng Phước Bính chia sẻ. Điều này được kỳ vọng sẽ bù đắp tốt cho các hộ nông dân trồng tiêu sau quãng thời gian dài giá tiêu xuống thấp.
Trong khi đó, việc ồ ạt đốn hạ hàng nghìn ha tiêu để chuyển sang trồng sầu riêng sẽ đem đến rủi ro lớn cho người dân khi quy hoạch vùng trồng (diện tích, sản lượng, chủng loại…) bị phá vỡ, dễ làm mất cân đối cung cầu, mà không chú trọng đến quy trình kỹ thuật, giống cây trồng... sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Rớt giá, thậm chí bị thị trường từ chối, thì hậu quả sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều.
Bài học rớt giá, nông dân ồ ạt chặt phá vùng trồng từng xảy ra khắp nơi, cay đắng. Và thời sự nhất là giá chanh dây đang rớt thê thảm, làm cho nông dân điêu đứng.
Giá tiêu bật tăng trở lại, lấy lại mốc 160.000 đồng/kg |
Thị trường tiêu đang khó đoán định |
Lý do giá tiêu tăng sốc sau đó giảm sâu |