Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới

Khoảng một tuần nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, nguyên nhân là do các khách hàng truyền thống của gạo Việt Nam đang tăng nhập. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.
Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội? Phải từ quý II/2025 mới xác định xu hướng ổn định của giá gạo Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, vượt qua Ấn Độ
Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới
Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới.

Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu gạo 100% tấm của Việt Nam ở mức 317 USD/tấn; 25% tấm đang đứng ở mức 370 USD/tấn; gạo xuất khẩu 5% ở mức 397 USD/tấn.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ đứng ở mức thấp hơn là đạt 395 USD/tấn, 387 USD/tấn và 376 USD/tấn.

Giá lúa gạo đang có xu hướng tăng, đặc biệt là các mặt hàng gạo thơm chất lượng cao. Theo các doanh nghiệp, do vụ thu hoạch lúa lớn nhất trong năm đã kết thúc nên lượng hàng hóa ít. Ngược lại các khách hàng truyền thống, đặc biệt là Philippines và các nước châu Phi đang có nhu cầu cao.

Ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), thông tin: Giá nguyên liệu gạo ST25 đang ở mức 25.000 đồng/kg, tăng đến 6.000 đồng/kg so với tháng trước. Do đó, giá gạo xuất khẩu lên đến 1.200 USD/tấn (giá FOB tại cảng TP.HCM). Nguyên nhân do vụ đông xuân vừa qua sản lượng lúa ST25 ít, nhu cầu nội địa với mặt hàng này rất cao. Bên cạnh đó, các mặt hàng gạo thơm cũng tăng mạnh so với trước như OM 5451 giá 530 USD/tấn, ĐT8 là 540 USD/tấn…

Ngoài ra, nhu cầu gạo từ các đối tác lớn của Việt Nam vẫn rất cao.

Những năm qua, Philippines liên tục lập kỷ lục về nhập khẩu gạo. Năm 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 lượng gạo nhập khẩu của Philippines lần lượt 3,256 triệu tấn, 2,662 triệu tấn, 2,988 triệu tấn, 3,788 triệu tấn, và 3,932 triệu tấn.

Năm 2024, sau khi Sắc lệnh cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực từ 35% xuống còn 15%, thì lượng nhập khẩu gạo của quốc gia này đạt 4,68 triệu tấn - mức tăng cao nhất từ trước tới nay.

Dự báo, năm 2025, tổng lượng gạo nhập khẩu từ nước này có thể đạt 4,92 triệu tấn, thậm chí vượt 5 triệu tấn.

Trong cơ cấu nhập khẩu này, gạo Việt Nam xuất sang Philippines chiếm vị trí số 1 với thị phần thường xuyên duy trì khoảng từ 80% đến 85%; bỏ xa các đối thủ như Thái Lan khoảng 10%, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nhật Bản...

Ông Phùng Văn Thành - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, năm 2025, Philippines tiếp tục có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn, và gạo Việt Nam vẫn sẽ là nguồn nhập khẩu chính của Philippines.

So với các quốc gia xuất khẩu gạo khác vào Philippines như Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Nhật Bản… thì gạo Việt Nam đang có những lợi thế nhất định tại thị trường Philippines.

Và dù muốn hay không, trong thời gian tới, Philippines vẫn phụ thuộc vào nguồn cung gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng thách thức khi Ấn Độ vừa dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm - quay lại thị trường Philippines với giá hấp dẫn, trong khi đó, thị trường Thái Lan lại tích cực xúc tiến thương mại, chào giá cạnh tranh; và Campuchia đã ký thỏa thuận cung ứng dài hạn với Chính phủ Philippines...

Trong báo cáo về thị trường ngũ cốc tháng 4/2025 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông tin, nhu cầu mua gạo tăng mạnh từ châu Phi đặc biệt là các nước cận sa mạc Sahara. Do vậy, trong năm 2025 châu Phi sẽ vượt qua khu vực Đông Nam Á để trở thành những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Nhu cầu tiêu thụ gạo trên khắp lục địa châu Phi và khu vực cận sa mạc Sahara tăng gấp đôi trong vòng 15 năm qua. Trong 2 năm gần đây, châu lục này giảm nhập gạo do giá tăng quá cao vì Ấn Độ cấm xuất khẩu. Từ đầu năm 2025 đến nay, giá gạo thế giới hạ nhiệt là cơ hội để các quốc gia châu Phi tăng nhập khẩu gạo.

Trong đó, nhiều nhà nhập khẩu gạo lớn ở châu Phi lại là khách hàng truyền thống của Việt Nam. Trong đó, Bờ Biển Ngà là quốc gia nhập khẩu gạo nhiều thứ 2 ở châu Phi với 1,8 triệu tấn. Nhiều năm trước, nước này luôn nằm trong nhóm những nước mua gạo nhiều nhất của Việt Nam.

Ưu tiên phát triển các giống lúa chất lượng cao

Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới
Để đối phó với những khó khăn hiện tại và duy trì phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo trong tương lai cần cải thiện cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm, trong đó tiếp tục chuyển mạnh hơn nữa sang các sản phẩm lúa gạo chất lượng cao.

Tại hội nghị về ổn định thị trường lúa gạo do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức ngày 4/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng để đối phó với những khó khăn hiện tại và duy trì phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo trong tương lai cần cải thiện cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm, trong đó tiếp tục chuyển mạnh hơn nữa sang các sản phẩm lúa gạo chất lượng cao.

Đặc biệt, đối với diện tích mở rộng và tăng vụ cần ưu tiên phát triển các giống lúa có chất lượng cao. Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục triển khai Đề án 1triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp, nghiên cứu giống lúa chịu hạn, chịu mặn, kháng sâu bệnh để đối phó với biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng cần Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu gạo bền vững và thân thiện môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chia sẻ: “Cùng với việc xây dựng thương hiệu, chúng ta cần chú trọng phát triển các thị trường khó tính nhưng tiềm năng như Nhật Bản, EU và Mỹ. Những thị trường này dù giá trị xuất khẩu chưa lớn nhưng rất ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường thế giới.”

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An khẳng định, gạo Việt Nam có phân khúc riêng, chúng ta không sợ Ấn Độ xả gạo, đừng lo lúa gạo Việt Nam có bán được hay không.

Ông nhấn mạnh, cốt lõi nhất là liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ thì lúa gạo Việt Nam sẽ không còn tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" như hiện nay khi người dân yên tâm sản xuất vì đã được bao tiêu đầu ra với giá cả ổn định, ngân hàng thì sẵn sàng giải ngân.

Theo ông, lời giải cho bài toán này đã có, đó là Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030," được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2023.

Trong Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu về dài hạn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tập trung nghiên cứu, cải thiện cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm, tập trung vào các giống lúa có chất lượng và giá trị cao, các giống lúa đặc sản; ứng dụng công nghệ hiện đại, đầu tư nghiên cứu và nhân giống, phát triển các giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu mặn, kháng sâu bệnh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho gạo Việt Nam không phải là câu chuyện ngày một ngày hai, mà là cả một hành trình dài đòi hỏi sự quyết tâm, đồng lòng của tất cả các bên liên quan. Từ người nông dân trên đồng ruộng, doanh nghiệp thu mua đến nhà quản lý – tất cả phải chung tay để xây dựng một nền sản xuất lúa gạo hiện đại, bền vững, vươn xa trên thị trường thế giới. Hạt gạo Việt không chỉ là nguồn sống cho hàng triệu người mà còn là niềm tự hào của dân tộc, ghi dấu ấn Việt Nam trên bản đồ lương thực toàn cầu.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo
Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chạm đáy? Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chạm đáy?
Phạm Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Giá cà phê trong nước ngày 9/7 tiếp tục giảm mạnh, xuống mức bình quân 92.700 đồng/kg. Tuy nhiên, diễn biến tích cực trên các sàn giao dịch quốc tế cùng với tín hiệu mở rộng sản xuất từ Brazil đang thắp lên kỳ vọng hồi phục cho thị trường cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Giữa bối cảnh kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đang suy giảm, ngành rau quả Việt Nam vẫn tìm thấy tín hiệu tích cực nhờ sự trỗi dậy của những "ngôi sao mới" như dừa, xoài, chuối. Trong đó, dừa vươn lên vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng xuất khẩu rau quả, ghi nhận mức tăng trưởng đột biến về cả sản lượng lẫn giá bán, trở thành điểm sáng của ngành nửa đầu năm 2025.
Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu hôm nay (8/7) tại thị trường nội địa tăng thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 144.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đi ngược xu hướng giảm của thế giới, tăng mạnh 200 USD/tấn nhờ nhu cầu lớn từ các thị trường trọng điểm.
Giá cà phê trong nước đối mặt áp lực giảm mạnh do nguồn cung toàn cầu tăng vọt

Giá cà phê trong nước đối mặt áp lực giảm mạnh do nguồn cung toàn cầu tăng vọt

Giá cà phê hôm nay (8/7) đồng loạt lao dốc trên cả hai sàn giao dịch quốc tế, giảm gần 4% do áp lực nguồn cung tăng cao từ các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Brazil và Indonesia. Tại thị trường nội địa, giá cà phê được dự báo sẽ giảm sâu trong những ngày tới, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân và hoạt động xuất khẩu.
Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Từng được coi là kênh phân phối tiện lợi và minh bạch, sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đang trở thành “điểm nóng” mới của vấn nạn hàng giả. Không còn là câu chuyện của quá khứ, hàng giả thời công nghệ số đã biến hóa tinh vi, lan rộng, thậm chí “qua mặt” cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng. Hội nghị chống hàng giả – gian lận thương mại tại Đà Nẵng ngày 7/7/2025 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này.
Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu nội địa tuần đầu tháng 7/2025 tiếp tục duy trì đà tăng, có nơi vọt tới 144.000 đồng/kg – mức cao nhất từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm tuy giảm về lượng nhưng lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch nhờ giá bán tăng tới gần 55%.
Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh trong tuần đầu tháng 7/2025 sau chuỗi ngày lao dốc, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, chênh lệch với giá thế giới và rào cản thuế quan mới tại Mỹ đang khiến hoạt động xuất khẩu đối mặt không ít khó khăn.
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Nhiều hộ dân tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bất ngờ khi hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt dù thời tiết không quá gay gắt. Trước phản ánh từ người dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát toàn diện, giải thích minh bạch nguyên nhân và công khai cách tính tiền điện.
Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu trong nước ngày 6/7 tiếp tục duy trì ở mức cao từ 139.000 – 144.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua. Trong khi đó, lượng xuất khẩu giảm hơn 12% nhưng giá trị lại tăng gần 36% nhờ giá bán bình quân tăng vọt.
Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê hôm nay 6/7 tại Tây Nguyên tiếp tục tăng mạnh, dao động từ 95.800 – 96.400 đồng/kg, trong khi giá cà phê Robusta thế giới đang thấp hơn. Việc giá nội địa cao hơn thế giới khiến xuất khẩu gặp nhiều trở ngại do không khớp được giá.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động