Phải từ quý II/2025 mới xác định xu hướng ổn định của giá gạo

Thị trường lúa gạo có thể trở lại ổn định vào khoảng giữa cho đến cuối quý II/2025, bởi nhu cầu nhập khẩu các nước sẽ tăng lên, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Thương hiệu - “tấm áo” nâng tầm giá trị hạt gạo Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giá trở lại Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?
Phải từ quý II/2025 mới xác định xu hướng ổn định của giá gạo
Xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 1,1 triệu tấn (tăng 5,9% so với cùng kỳ).

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 1,1 triệu tấn (tăng 5,9% so với cùng kỳ) với giá trị đạt 613 triệu USD (giảm 13,6% so với cùng kỳ). Giá gạo xuất khẩu trung bình ước đạt 553,6 USD/tấn (giảm 18,3% so với cùng kỳ).

Tuy nhiên, sang tháng 3 đà giảm của giá gạo xuất khẩu đã chững lại và những ngày gần đây mỗi ngày đều nhích tăng từ 1-2 USD/tấn.

Theo đó, gạo 5% tấm của Việt Nam tại ngày 19/3 ở mức 394 USD/tấn (tăng 2 USD/tấn so với ngày 18/3), gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn (tăng 1 USD/tấn); gạo 100% tấm ở mức 313 USD/tấn (tăng 3 USD/tấn) và đều tăng nhẹ so với tuần trước.

Với mức giá hiện nay, gạo xuất khẩu của Việt Nam đang thu hẹp dần khoảng cách với gạo xuất khẩu của Thái Lan và Ấn Độ khi giá gạo xuất khẩu tại hai thị trường này ghi nhận xu hướng giảm trong những ngày gần đây. Cụ thể, giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan tại ngày 18/3 ở mức 405 USD/tấn (cao hơn 11 USD/tấn so với gạo Việt Nam); gạo 25% tấm đứng ở mức 383 USD/tấn (cao hơn 15 USD/tấn so với gạo Việt Nam) và gạo 100% tấm đứng ở mức 348 USD/tấn (cao hơn 35 USD/tấn so với gạo Việt Nam). Giá gạo 5% xuất khẩu của Ấn Độ ở mức 400 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 381 USD/tấn.

Tuy nhiên, so với mức giá bình quân 627 USD/tấn năm 2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh và vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, giá gạo 5% tấm xuất khẩu và giá gạo 25% tấm đều đã giảm trên 80 USD/tấn, trong khi gạo 100% tấm giảm khoảng 70 USD/tấn.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng và các chuyên gia trong ngành, nguyên nhân giá gạo suy giảm trong thời gian qua là do tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế đang có dấu hiệu mất cân đối. Sản lượng gạo của 4 quốc gia cung cấp gạo lớn trên thế giới là Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Pakistan đều tăng so với niên vụ trước.

Trong khi đó, nhu cầu nhập từ các thị trường nhập khẩu lớn như Philippines và Indonesia lại đang chững lại do các nước này đã tích lũy đủ lượng gạo dự trữ trong năm 2024 và hiện đang chờ giá giảm thêm trước khi tiếp tục mua.

Ngoài ra, việc Ấn Độ nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu gạo sau 2 năm tạm đóng cửa đã làm tăng nguồn cung trên thị trường quốc tế và tạo áp lực cạnh tranh đối với các nước xuất khẩu khác, bao gồm Việt Nam.

Mặc dù động thái bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm của Ấn Độ có tác động đến giá gạo trong nước và xuất khẩu của Việt Nam song theo các chuyên gia tác động chỉ mang tính tạm thời và chỉ ảnh hưởng tới phân khúc phẩm cấp chất lượng thấp. Với 80% lượng gạo xuất khẩu thuộc phân khúc chất lượng cao, gạo Việt được đánh giá là ít bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh từ gạo giá rẻ của Ấn Độ.

Thực tế với thế mạnh phân khúc riêng, hiện nông dân trồng lúa thơm và đặc sản như ST25 vẫn được thương lái mua với giá cao hơn cùng kỳ. Những doanh nghiệp xuất khẩu thị trường cao cấp vẫn giữ được mức giá từ 720 USD - 1.220 USD/tấn.

Từ góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lương Thực Phương Đông (ORICO) cho biết, hiện giá lúa thơm đang được mua với mức ngang với đầu năm 2023 và cao hơn cùng kỳ các năm 2020, 2022. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chủ động tìm kiếm thị trường, lượng lúa hàng hóa sản xuất ra nên không lo ngại vấn đề tiêu thụ.

“Hiện đang chính vụ Đông Xuân, lúa chín liên tục nên giá lúa thu mua giảm khi nguồn cung tăng. Tuy nhiên, một thời gian ngắn nữa, giá sẽ tăng lại khi cung cầu ổn định”, ông Nguyễn Việt Anh nói và cho hay các doanh nghiệp có đầu ra vẫn liên tục thu mua lúa tươi nhưng tốc độ sấy, xay, lưu kho có hạn... Các doanh nghiệp không dám mua trữ quá nhiều vì còn liên quan đến vấn đề lãi suất đi vay, rủi ro thị trường.

Do đó, theo ông Nguyễn Việt Anh, để người nông dân đỡ bị ép giá, bên cạnh việc doanh nghiệp tăng tạm trữ gạo, giải pháp lâu dài là người nông dân phải chủ động định đoạt được thời gian bán lúa (có vốn và có kho để chứa lúa, bán sau). Còn nếu vẫn bán lúa tươi ở đồng thì sẽ luôn bị tình trạng này.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhận định qua giai đoạn khó khăn, thị trường lúa gạo có thể trở lại ổn định vào khoảng giữa cho đến cuối quý II/2025, bởi nhu cầu nhập khẩu các nước sẽ tăng lên.

Theo dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo từ Trung Quốc năm nay vào khoảng 5-6 triệu tấn và Philippines là 4,5-4,7 triệu tấn, dự kiến tăng từ quý II/2025. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ giá gạo Việt Nam phục hồi.

Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm

Gạo được bày bán tại cửa hàng ở Narathiwat, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Gạo được bày bán tại cửa hàng ở Narathiwat, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua, do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giữ ổn định ở gần mức thấp nhất trong 21 tháng.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống 405 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 10/2022 và chạm mức thấp nhất trong phạm vi giá được báo cáo tuần trước từ 405-408 USD/tấn.

Một thương nhân tại Bangkok cho biết nhu cầu rất yếu và tình hình này có thể tiếp diễn trong 2-3 tháng tới. Ông cho rằng tình hình rất đáng lo ngại và khách hàng thường xuyên chỉ mua theo nhu cầu trong khi thị trường đang dư cung.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 403-410 USD/tấn, không đổi so với tuần trước. Một nhà giao dịch tại Kolkata cho biết Pakistan và Việt Nam đang tích cực bán gạo trắng và điều này thậm chí còn ảnh hưởng đến giá gạo đồ.

Đầu tháng này, Ấn Độ cho phép xuất khẩu trở lại gạo 100% tấm, loại gạo đã bị cấm xuất khẩu từ tháng 9/2022.

Trong khi đó, giá gạo trong nước tại Bangladesh vẫn ở mức cao bất chấp những nỗ lực tăng cường nhập khẩu và củng cố dự trữ, gây áp lực lên người tiêu dùng. Mặc dù Chính phủ Bangladesh đang mua gạo từ Việt Nam, Myanmar và Pakistan thông qua các thỏa thuận chính phủ và đấu thầu quốc tế song những thương nhân tư nhân phần lớn vẫn đứng ngoài, lo ngại giá giảm trên thị trường nội địa.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo
Thủ tướng triệu tập lãnh đạo địa phương vùng ĐBSCL bàn về xuất khẩu lúa gạo Thủ tướng triệu tập lãnh đạo địa phương vùng ĐBSCL bàn về xuất khẩu lúa gạo
Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế đình chỉ lưu thông 4 phụ gia thực phẩm của Công ty TNHH Liên Sen

Bộ Y tế đình chỉ lưu thông 4 phụ gia thực phẩm của Công ty TNHH Liên Sen

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra thông báo về việc đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa, đối với một số phụ gia thực phẩm được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Liên Sen do vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa.
Giá vàng giảm sâu khi nhà đầu tư bán chốt lời

Giá vàng giảm sâu khi nhà đầu tư bán chốt lời

Sau nhiều ngày tăng phi mã, giá vàng thế giới hôm nay đã đảo chiều đi xuống khi nhà đầu tư bán chốt lời.
Quy định mới nhất về khung giá bán lẻ điện bình quân

Quy định mới nhất về khung giá bán lẻ điện bình quân

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký ban hành quyết định số 07 ngày 31/3 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Giá heo hơi tiếp tục giảm sâu, có nơi 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi tiếp tục giảm sâu, có nơi 65.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 2/4, vẫn tiếp tục giảm sâu trong sáng nay. Theo khảo sát, giá heo hơi tại ba miền đang được mua bán trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu tiếp tục giảm, rời xa mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tiếp tục giảm, rời xa mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 157.000 - 158.000 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước ngược chiều thế giới

Giá cà phê trong nước ngược chiều thế giới

Giá cà phê hôm nay 2/4 giảm trở lại 600 đến 800 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 131.200 - 132.300 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê trên thị trường thế giới đồng loạt tăng trở lại.
Giá vàng áp sát mức 103 triệu đồng/lượng, chuyên gia cảnh báo "nóng"

Giá vàng áp sát mức 103 triệu đồng/lượng, chuyên gia cảnh báo "nóng"

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch chiều 1/4, kéo giá vàng trong nước tăng thêm từ 200 đến 900 nghìn đồng/lượng, hiện đang áp sát mức 103 triệu đồng/lượng.
Giá dừa tăng vùn vụt, vì sao doanh nghiệp xuất khẩu chưa vui?

Giá dừa tăng vùn vụt, vì sao doanh nghiệp xuất khẩu chưa vui?

Việt Nam có nhiều loại dừa: dừa xiêm, dừa lửa, dừa dứa… Tuy nhiên chưa có quy hoạch vùng trồng, thu mua không đồng bộ, năng lực cạnh tranh dừa tươi Việt Nam trên thị trường thế giới còn yếu nên các doanh nghiệp chưa hẳn vui khi dừa đang có thế mạnh về đầu ra.
Giá vàng vượt 102 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư đua bán chốt lời

Giá vàng vượt 102 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư đua bán chốt lời

Giá vàng trong nước sáng nay chính thức vượt 102 triệu đồng/lượng khi kim loại quý thế giới xác lập kỷ lục mới. Các chuyên gia cảnh báo, đầu tư theo kiểu lướt sóng khi giá vàng đang ở mức cao là rất nguy hiểm. Đặc biệt, không nên vay tiền để đầu tư vào vàng.
Giá heo hơi chưa dứt đà giảm

Giá heo hơi chưa dứt đà giảm

Giá heo hơi hôm nay 01/4, tiếp tục duy trì xu hướng giảm ở nhiều tỉnh thành, với mức dao động 1.000 - 2.000 đồng/kg. Theo khảo sát, giá heo hơi cả nước đang trong khoảng 65.000 - 76.000 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động