Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, vượt qua Ấn Độ

Sau thời gian dài lao dốc, giá gạo xuất khẩu đã có những dấu hiệu khởi sắc, tăng dần trở lại mốc 400 USD/tấn, vượt qua cả giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ.
Bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chạm đáy? Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giá trở lại
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, vượt qua Ấn Độ
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, vượt qua Ấn Độ.

Giá gạo của Việt Nam tăng nhẹ

Giá gạo Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023, do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào.

Trong khi đó, giá gạo của Thái Lan vẫn ổn định ở mức "đáy" trong hơn hai năm và giá gạo của Việt Nam tăng nhẹ so với tuần trước.

Gạo 5% tấm của Ấn Độ hiện được chào bán ở mức 395-401 USD/tấn, giảm so với mức 403-410 USD/tấn của tuần trước đó.

Một thương nhân tại New Delhi cho biết người mua đang đặt hàng với tốc độ chậm hơn, thậm chí một số còn trì hoãn mua do giá vẫn trong xu hướng giảm.

Từ đầu tháng Ba, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu gạo 100% tấm sau khi áp dụng lệnh cấm từ tháng 9/2022. Tại Thái Lan, gạo 5% tấm được bán với giá 405 USD/tấn, bằng với giá của tuần trước.

Các thương nhân cho rằng giá gạo tuần này không biến động do nhu cầu yếu và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái.

Một thương nhân ở Bangkok cho biết thị trường khá trầm lắng. Ông nhận định sự cạnh tranh gay gắt của gạo Ấn Độ và Việt Nam có thể khiến các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan gặp khó khăn trong năm 2025.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết gạo 5% tấm đang được chào bán ở mức 400 USD/tấn, tăng so với mức 394 USD/tấn của tuần trước.

Một thương nhân tại Đồng bằng Sông Cửu Long dự báo giá gạo có thể duy trì ở mức này trong vài phiên tới trong bối cảnh nguồn cung dồi dào.

Trong khi đó, Chính phủ Bangladesh đang có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo thơm, nhằm thúc đẩy thương mại.

Theo giới chức nước này, Bangladesh - quốc gia sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới - chủ yếu tiêu thụ nội địa, nhưng động thái mới có thể giúp nước này gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Miếng bánh thị trường lúa gạo thay đổi

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, vượt qua Ấn Độ
Giá lúa gạo tăng trở lại phần lớn nhờ vào các biện pháp quyết liệt từ Chính phủ.

Theo ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch VFA, giá lúa gạo tăng trở lại phần lớn nhờ vào các biện pháp quyết liệt từ Chính phủ, bao gồm việc cấp vốn ưu đãi và triển khai thu mua dự trữ quốc gia. Ông Nam khẳng định, sự điều phối kịp thời từ Chính phủ và sự phối hợp của các doanh nghiệp đã giúp ngành lúa gạo Việt Nam đứng vững trước áp lực quốc tế.

Thời gian qua, thị trường nhập khẩu gạo chủ lực của Việt Nam là Philippines đã điều chỉnh chính sách gạo, đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn cung và hạn chế nhập khẩu. Thống kê của các cơ quan chức năng Philippines cho biết, tính đến ngày 13/3, tổng lượng gạo nhập khẩu mới đạt gần 641.000 tấn, giảm đáng kể so với con số gần 1,2 triệu tấn gạo trong quý I/2024.

Indonesia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam cũng thay đổi nhiều chính sách mới vào năm nay hướng tới tự cung tự cấp lương thực.

Tuy nhiên, theo VFA, thị trường Trung Quốc vẫn còn rất nhiều tiềm năng về xuất khẩu gạo, với gạo ST25 của Việt Nam, khách hàng Trung Quốc đang có nhu cầu mua rất cao với giá lên tới 780-790 USD/tấn. Dù giá cao như vậy, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn khó đáp ứng được vì sản lượng hiện còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Trong khi gạo Việt đang trong xu hướng khởi sắc trở lại thì Thái Lan lại lo lắng với những biến động tại thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của nước này là Mỹ, khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền và khơi lên nhiều “cuộc chiến thương mại” và sẵn sàng áp thuế quan cho bất kỳ nước nào. Hiện giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua, do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng.

Theo dự báo mới nhất, thương mại gạo toàn cầu trong năm 2025 cũng không có nhiều thay đổi so với dự báo trước đó, đạt khoảng 58,5 triệu tấn, giảm 1,44 triệu tấn so với năm 2024. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến tăng mạnh trở lại, tuy nhiên các nước khác như Thái Lan, Việt Nam, Pakistan sẽ đồng loạt giảm.

Tại thị trường trong nước, giá lúa gạo trong nước hôm nay (30/3) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tương đối bình ổn so với ngày hôm qua.

Với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, hiện gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 7.700 – 7.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg; gạo nguyên liệu 5451 dao động ở mức 8.600 - 8.750/kg; gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800 - 9.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 - 9.700 đồng/kg.

Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm dao động khoảng từ 6.600 - 9.000 đồng/kg. Hiện tấm 3-4 dao động ở mức 6.600 - 6.700 đồng/kg; giá cám dao động ở mức 8.000 - 9.000 đồng/kg.

Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, các kho mua đều gạo thơm dẻo, gạo các loại vững giá. Tại An Giang, kho vẫn mua đều gạo thơm, giá nhích nhẹ với gạo đẹp. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng lai rai, kho mua đều, giá bình ổn.

Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng lai rai, kho mua vào đều, dễ giao dịch, giá vững. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng ít, giao dịch mua bán chậm, giá ổn định.

Tại các chợ lẻ, giá gạo các loại bình ổn so với hôm qua. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thường dao động ở mốc 15.000 -16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa ở mốc 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.

Tương tự với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, hiện giá lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mốc 6.600 - 6.700/kg; giá lúa OM 18 (tươi) dao động ở mốc 6.600 - 6.700 đồng/kg; giá lúa OM 5451 (tươi) dao động mốc 5.800 - 5.900/kg; giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.600 - 5.700 đồng/kg; lúa OM 380 (tươi) dao động ở mốc 5.500 - 5.800 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 ở mức 6.300 - 6.500 đồng/kg.

Ngành gạo đang diễn ra thực trạng Ngành gạo đang diễn ra thực trạng "đau buồn"
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ nhờ nhu cầu khởi sắc Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ nhờ nhu cầu khởi sắc
Giá gạo xuất khẩu đã chạm đáy và quay trở lại chu kỳ tăng? Giá gạo xuất khẩu đã chạm đáy và quay trở lại chu kỳ tăng?
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Du lịch Việt Nam bứt tốc trên đường đua thu hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam bứt tốc trên đường đua thu hút khách quốc tế

Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm tới nay đạt mức tăng trưởng trong khoảng 10 - 25%, xếp thứ bảy trên thế giới. Có thể nói, du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để bứt tốc vươn lên vị trí hàng đầu khu vực.
Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Sự hợp nhất giữa Viện Chăn nuôi và Viện Thú y không chỉ là bước đi tinh gọn bộ máy mà còn mở ra kỳ vọng về một trung tâm nghiên cứu hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi – thú y phát triển bền vững trong thời đại chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Bộ Xây dựng làm rõ quyền chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng làm rõ quyền chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Sự linh hoạt trong quy định pháp lý giúp thúc đẩy tính thanh khoản, tăng niềm tin nhà đầu tư và người mua nhà.
Ngành ô tô Việt tìm thế vững giữa biến động toàn cầu

Ngành ô tô Việt tìm thế vững giữa biến động toàn cầu

Đối mặt với những biến động chưa từng có từ thị trường quốc tế và các điểm nghẽn nội tại, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang dần chuyển mình mạnh mẽ. Từ chiến lược nội địa hóa, nâng cao hiệu suất sản xuất đến áp dụng công nghệ số và mở rộng kết nối toàn cầu, các doanh nghiệp đang định hình nền tảng vững chắc cho mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất ô tô và linh kiện của khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng Tài chính: Miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030, hỗ trợ trực tiếp nông dân mà không giảm thu

Bộ trưởng Tài chính: Miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030, hỗ trợ trực tiếp nông dân mà không giảm thu

Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là một trong những ưu đãi lớn nhất dành cho khu vực nông nghiệp – nông thôn. Tuy nhiên, để chính sách không bị biến thành “đặc quyền vô điều kiện”, trong phiên họp chiều 11/6, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh cần siết lại các tiêu chí hưởng lợi, gắn miễn thuế với nghĩa vụ sử dụng đất hiệu quả và công bằng.
Chuẩn hóa cấp phép, siết điều hành giá, minh bạch quản lý xăng dầu

Chuẩn hóa cấp phép, siết điều hành giá, minh bạch quản lý xăng dầu

Ngày 11/6, Bộ Công Thương ban hành Thông tư mới hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Quy định lần này tập trung vào việc chuẩn hóa hồ sơ, quy trình cấp phép và xác lập cơ sở điều hành giá bán lẻ, nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý trong lĩnh vực xăng dầu.
Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo

Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo

Những tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đã và đang gặp rất nhiều khó khăn khi giá giảm sâu, tác động không nhỏ đến doanh nghiệp và đời sống nông dân. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra không quá bi quan bởi hiện nay thị trường xuất khẩu gạo của ta đã được đa dạng hóa, mở rộng thị phần phân khúc cao cấp không chỉ ở EU mà cả với Nhật Bản, Trung Quốc và Trung Đông.
Khủng hoảng gạo tại Nhật Bản: Cơ hội vàng cho gạo Việt vươn tầm quốc tế

Khủng hoảng gạo tại Nhật Bản: Cơ hội vàng cho gạo Việt vươn tầm quốc tế

Khủng hoảng gạo đang khiến Nhật Bản lao đao với giá cả tăng vọt, kho dự trữ cạn kiệt và chuỗi cung ứng rối loạn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như một đối tác tiềm năng, không chỉ giúp Nhật giải cơn “khát gạo” ngắn hạn mà còn mở ra cơ hội tái định vị thương hiệu gạo Việt trên bản đồ lương thực toàn cầu.
Chuyển đổi số tạo đà cho nông sản vươn xa

Chuyển đổi số tạo đà cho nông sản vươn xa

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua nền tảng số đang trở thành hướng đi chiến lược tại nông thôn. Từ nông dân đến hợp tác xã và doanh nghiệp đều có thể tham gia vào chuỗi giá trị mới, mở ra nhiều cơ hội trong hành trình chuyển đổi số nông thôn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động