Hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành nơi sống lý tưởng

Trong chuyến khảo sát, thẩm định kết quả xây dựng Nông thôn mới(NTM) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn Công tác Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương đã đánh giá cao nỗ lực xây dựng NTM và kết quả đạt được của địa phương. Đặc biệt, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương ấn tượng với cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông nông thôn và sự chung tay, vào cuộc của cả chính quyền và nhân dân trong tiến trình xây dựng NTM của tỉnh.
Hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành nơi sống lý tưởng
Hạ tầng giao thông NTM tại xã NTM nâng cao Tân Hưng, TP. Bà Rịa

Hạ tầng được đầu tư khang trang

Tính đến tháng 3/2022, Bà Rịa-Vũng Tàu hoàn thành 100% chỉ tiêu xã đạt chuẩn NTM, toàn bộ 47/47 xã trên địa bàn được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 24 xã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Việc tất cả các xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn NTM là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân. Theo Văn phòng điều phối NTM tỉnh, thu nhập bình quân đầu người tại các xã xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 61,7 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chuẩn quốc gia đa chiều tại các xã xây dựng NTM còn 0,05%.

Hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành nơi sống lý tưởng

Một khu nhà ở xã hội tại dự án Lan Anh 4 xã Hòa Long, TP. Bà Rịa

Một trong những điểm nổi bật của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện. Ngoài ra, hệ thống công trình trung tâm các xã được quy hoạch đồng bộ, kết cấu hạ tầng của các xã như trung tâm trụ sở, trường học, chợ, trung tâm y tế… chất lượng được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu làm việc, sinh hoạt, giải trí của bà con nông dân tại địa phương. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn được tăng cường đã tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng sự hưởng thụ trực tiếp cho người dân.

Tại huyện Đất Đỏ, trong các năm qua, địa phương đã nâng cấp và xây mới gần 180km đường giao thông nông thôn, trong đó rất nhiều tuyến đường có sự đóng góp to lớn của nhân dân. Hiện 100% đường nông thôn trên địa bàn huyện Đất Đỏ đã được đầu tư đồng bộ. Qua đó góp phần đưa diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp hơn.

Hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành nơi sống lý tưởng

Một tuyến đường NTM tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức

Là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được công nhận NTM, TP. Bà Rịa hiện nay đã “thay da đổi thịt”, hệ thống giao thông, kỹ thuật, hệ thống điện nước đều được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khu vực nông thôn tại TP. Bà Rịa đã có những bước chuyển vượt bậc về hạ tầng cơ sở, về phương thức sản xuất, về thu nhập và quan trọng-ý nghĩa hơn cả là chất lượng cuộc sống người dân khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt. Năm 2018, TP. Bà Rịa đã được Chính Phủ công nhận hoàn thành xây dựng NTM. Cả 3 xã NTM là Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng cũng đã được công nhận xã NTM nâng cao từ năm 2019.

Không chỉ phát triển hệ thống giao thông nông thôn, các xã NTM tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều chú trọng việc đấu tư cơ sở hạ tầng, các khu dân cư mới hiện đại, đầy đủ các tiện ích phù hợp với nhu cầu đầu tư, sinh sống của người dân. Đồng thời các khu dân cư này đều dành ra một quỹ đất lớn để xây dựng nhà ở xã hội dể hỗ trợ những người nghèo, người có thu nhập thấp có thể tiếp cận được.

Chính quyền và người dân chung tay xây dựng NTM

Để góp phần vào việc hiện đại hóa hệ thống giao thông nông thôn, rất nhiều người dân đã hiến hàng ngàn mét vuông đất trị giá hàng tỷ đồng để làm đường giao thông. Cụ thể, hiện số tiền ủng hộ, hỗ trợ xây dựng NTM là hơn 553 tỷ đồng; số ngày công đóng góp hơn 78.700 ngày quy đổi thành tiền là gần 12 tỷ đồng; số diện tích đất hiến tặng phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn là 1.115.600m2.

Đại diện UBND xã Bàu Chinh (huyện Châu Đức) cho biết, từ năm 2018 đến nay, xã Bàu Chinh đã mở rộng, nâng cấp, xây mới 35 tuyến giao thông nông thôn với chiều dài 42km, tổng kinh phí hơn 45 tỷ đồng. Trong đó, diện tích đất người dân hiến làm đường lên đến hơn 168.000m2.

Hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành nơi sống lý tưởng

Huyện NTM Châu Đức phát triển mạnh mẽ trong những năm qua.

Ông Nguyễn Văn Vỹ, người dân xã Kim Long, huyện Châu Đức cho biết: “Bây giờ hầu như các con đường, ngõ hẻm ở địa phương chúng tôi đều đã được bê tông, nhựa hóa, nhà cửa khang tranh sạch đẹp. Đặc biệt, đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng cao, trẻ em đều được đến trường, người nghèo được quan tâm, chăm sóc”.

Người dân và các doanh nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng chung tay xây dựng NTM trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ hàng tỷ đồng, hiến hàng ngàn mét vuông đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, hạ tầng giao thông. Điển hình có bà Nguyễn Nam Phương tại xã Hòa Long, TP.Bà Rịa đã hiến tới hơn 10 nghìn mét vuông đất cho địa phương làm đường giao thông nông thôn.

Thông tin với báo chí về việc địa phương đã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Đức cho biết, với định hướng phát triển phù hợp, địa phương đã nỗ lực vượt qua khó khăn, nhất là tác động của dịch bệnh COVID-19 để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện NTM. Trong 10 năm xây dựng nông thôn, điểm nổi bật nhất của địa phương là hạ tầng nông thôn đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, diện mạo nông thôn đã có nhiều khởi sắc. 15/15 xã của huyện đã hoàn thành xây dựng NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Huyện Châu Đức đã cơ bản hoàn thành 15/15 tiêu chí huyện NTM và đang trình Hội đồng thẩm định Trung ương xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2021.

“Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, đặc biệt là quan tâm phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập người dân, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ môi trường để giữ vừng và nâng cao các tiêu chí đã đạt được”, ông Liêm chia sẻ.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Dù đứng trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dừa hàng đầu thế giới, nhưng nghịch lý thay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam lại phải chi hơn 7 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm từ dừa. Giá dừa tăng vọt, doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến, nông dân đua nhau trồng mới... nhưng bài toán phát triển bền vững cho toàn chuỗi vẫn đang bỏ ngỏ.
Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Trong bối cảnh biến động toàn cầu và làn sóng bảo hộ thương mại gia tăng, chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ năm 2025 đang đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, vượt lên trên các lo ngại về chi phí và mất thị phần, nhiều doanh nghiệp đang xem đây là đòn bẩy cho quá trình tái cấu trúc toàn diện – từ chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất đến chiến lược thị trường – để xây dựng nền tảng cạnh tranh bền vững và linh hoạt hơn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động