Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12 - 14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản, tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân.
Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam Thái Lan đã hết vụ, sầu riêng Việt sẽ "một mình một chợ" tại Trung Quốc Trung Quốc chỉ mua tôm hùm nhỏ khiến người nuôi lao đao
Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân
Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân.

Tăng cường kết nối giao thông

Tối 12/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, nhân dịp Thủ tướng Lý Cường sang thăm chính thức Việt Nam.

Tại hội kiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhất trí duy trì trao đổi cấp cao và các cấp thường xuyên cũng như thúc đẩy đồng bộ, hiệu quả trên các kênh đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân.

Nhất trí thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cùng nhau ứng phó có hiệu quả với những thách thức an ninh phi truyền thống; nâng cao hiệu quả các cơ chế hiện có giữa hai nước và mở rộng triển khai tốt các cơ chế mới.

Hai bên nhất trí tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương hai nước triển khai quyết liệt các chính sách, biện pháp để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất thu được nhiều thành quả to lớn hơn.

Đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, duy trì thương mại biên giới thông suốt, triển khai xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh.

Tăng cường kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, Một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường", trong đó ưu tiên thúc đẩy hợp tác kết nối đường sắt.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư các dự án quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc, đem lại lợi ích thiết thực cho hai nước và người dân hai nước.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tăng cường mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam; ủng hộ Việt Nam mở các văn phòng xúc tiến thương mại tại Trung Quốc.

Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác về khoa học công nghệ, chuỗi cung ứng sản xuất, phát triển xanh, chuyển đổi số...

Tại hội đàm ngày 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả các văn kiện về hợp tác đường sắt đã ký kết, hợp tác phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại.

Đi vào cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc cung cấp vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực để triển khai ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn nói trên.

Để giao thương hai nước thuận lợi hơn nữa, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho rằng cần nâng cao hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu, thúc đẩy nâng cấp "kết nối mềm" về hải quan thông minh.

Ngoài ra cần tích cực phối hợp nghiên cứu, đề xuất các mô hình mới để triển khai hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Tán thành và đánh giá cao các đề xuất hợp tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông thủy sản, hoa quả chất lượng cao và phối hợp tạo điều kiện thuận lợi về kiểm dịch, thông quan hàng hóa cũng như giải quyết vướng mắc về chính sách.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cũng đề nghị hai bên tăng cường kết nối chiến lược, nhất là về cơ sở hạ tầng giao thông; thúc đẩy hợp tác về kinh tế - thương mại, đầu tư, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, nông nghiệp, hợp tác duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.

Thực tế tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc diễn ra trong ngày 13/10, với sự tham dự của hai thủ tướng đã cho thấy rõ mong muốn của các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo đó, họ mong được tham gia các dự án phát triển hạ tầng của Việt Nam như các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam của Việt Nam.

Đồng thời họ cũng muốn có hợp tác trong xây dựng thành phố thông minh, sản xuất thông minh, xây dựng các trung tâm dữ liệu, phát triển thương mại điện tử… để cùng Việt Nam phát triển xanh, bền vững.

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng có lợi

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trước hội đàm - ẢNh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trước hội đàm - ẢNh: VGP

Tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng, cảm ơn đồng chí Lý Cường, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành và các tập đoàn, doanh nghiệp tiêu biểu của Trung Quốc và Việt Nam tham dự tọa đàm này.

Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, với nỗ lực chung của hai bên, nhất là các chuyến thăm lịch sử của các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hai nước, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển ngày càng sâu sắc, thực chất, hiệu quả và toàn diện hơn.

Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước đã thống nhất nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược (tháng 12/2023).

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các doanh nghiệp hai nước dự tọa đàm này với tinh thần tình cảm chân thành, mong muốn hợp tác hiệu quả, khát vọng đưa hai nước phát triển nhanh, bền vững; mong các bạn đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm phải có hiệu quả, "cân, đong, đo, đếm" được.

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc - là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Việc hợp tác phát triển kinh tế bền vững là một trong những yếu tố then chốt để thắt chặt thêm tình đoàn kết hai nước anh em và quan hệ hai nước láng giềng gần gũi.

Hai bên vui mừng nhận thấy rõ, thời gian qua, nền tảng xã hội trong quan hệ hợp tác hai nước tốt hơn, tin cậy lẫn nhau ngày càng cao hơn, dư luận của nhân dân hai nước về nhau ngày càng tích cực hơn. Việt Nam cảm nhận tình cảm của nhân dân hai nước ngày càng nồng ấm hơn. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại, doanh nghiệp hai nước thời gian qua.

Tuy nhiên, quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tầm vóc của quan hệ chính trị-xã hội tốt đẹp giữa hai nước, nhất là những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của hai nước có thể bổ sung, hoàn thiện, bổ trợ nhau phát triển. Do vậy, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa kết nối hai nền kinh tế, mà một trong những trọng tâm là kết nối doanh nghiệp.

Để làm được điều này, Chính phủ hai nước cần phải thúc đẩy hơn nữa kết nối về thể chế; kết nối về hạ tầng chiến lược; kết nối về quản trị thông minh và chuyển giao công nghệ; kết nối về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; kết nối về vốn, tập trung vào các ngành nghề mới nổi; kết nối về thanh toán, nhất là hợp tác thanh toán bằng đồng bản tệ; kết nối chuyển giao công nghệ, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

Hai Chính phủ kiến tạo cho sự phát triển, xây dựng hạ tầng chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực; các doanh nghiệp phải tự kết nối với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trên nền tảng quan hệ tốt đẹp quan hệ hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính mong cộng đồng doanh nghiệp hai nước tích cực kết nối với nhau; Chính phủ hai nước luôn ủng hộ việc này; chúng ta cần thực hiện với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc, Việt Nam đã góp phần đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trở thành điểm sáng và là một trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

Thủ tướng đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam nói riêng và tổng thể quan hệ hai nước Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua nói chung.

Về định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư chất lượng cao từ Trung Quốc: Với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết “3 bảo đảm”, “3 thông” và “3 cùng”.

Theo đó, “3 bảo đảm” gồm: Bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam; khuyến khích, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để khu vực này phát triển lâu dài, ổn định, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác.

Bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, không hình sự các quan hệ kinh tế, dân sự.

Bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định về chính sách đầu tư tích cực theo diễn biến tình hình, có lợi cho nhà đầu tư, cho sản xuất, kinh doanh; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài tại Việt Nam.

Nâng cao năng lực quản trị, thể chế, bảo đảm “3 thông”: Hạ tầng thông suốt, cơ chế thông thoáng, quản trị thông minh để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, giảm công sức cho nhà đầu tư, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa.

“Ba cùng” gồm: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; Cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển nhanh và bền vững; Cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển; cùng chung niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào.

Thủ tướng mong muốn và đề nghị các doanh nghiệp hai nước tiếp tục đóng góp để hai nước đã gắn bó rồi thì gắn bó hơn nữa, đã đoàn kết rồi thì đoàn kết hơn nữa; đã tin cậy rồi thì tin cậy hơn nữa, đã hiệu quả rồi thì hiệu quả hơn nữa, cùng thúc đẩy tăng trưởng, ủng hộ hai Chính phủ thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra.

Trong bối cảnh hiện nay, càng khó khăn thì hai nước càng phải đoàn kết, càng siết chặt tay nhau hỗ trợ nhau cùng tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức.

Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để vươn lên, góp phần giúp hai nước nâng tầm gắn kết kinh tế ngang tầm về địa lý, lịch sử và quan hệ chính trị-xã hội tốt đẹp hiện nay; góp phần đưa hai nước bay cao, bay xa trong kỷ nguyên kinh tế số, kỷ nguyên xanh, lấy con người là trung tâm, là chủ thể, đồng thời là mục tiêu và là động lực cho sự phát triển; đề nghị doanh nghiệp hai nước tích cực hợp tác, trao đổi để tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương hai nước để tháo gỡ rào cản sản xuất, kinh doanh, thương mại, cải thiện môi trường đầu tư; hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách...

Xây dựng và triển khai các dự án hợp tác cụ thể trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác song phương đã thiết lập như: Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, các sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Phát triển toàn cầu (GDI), An ninh toàn cầu (GSI) và Văn minh toàn cầu (GCI)... của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình mà Việt Nam đã ủng hộ; và các cơ chế hợp tác đa phương hai bên cùng tham gia (ASEAN-Trung Quốc); RCEP,...

Tiếp tục đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, kết nối chiến lược trên các lĩnh vực, trong đó có kết nối hạ tầng giao thông; đẩy mạnh hợp tác triển khai các dự án đường sắt kết nối Việt Nam-Trung Quốc; hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại, lâu dài, bền vững; phát triển của tuyến đường tàu điện ngầm.

Tăng cường hơn nữa đầu tư tại Việt Nam, nhất là các dự án lớn, tiêu biểu trong các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh về công nghệ cao, chuyển đổi số, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), xây dựng hạ tầng giao thông, công nghiệp luyện kim, y tế, giáo dục, năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu, hệ sinh thái xe điện và pin tích điện…; chủ động đầu tư cho kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển giao công nghệ.

Hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của các tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc. Đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tạo thuận lợi cho tăng cường thương mại song phương; mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bất kỳ quan hệ hợp tác nào, “đôi bên cùng có lợi”, “hai bên cùng thắng”, “rủi ro cùng chia sẻ” mới bền vững được, luôn là mục tiêu cao nhất, càng có ý nghĩa đối với mối tình thắm thiết Việt-Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em của chúng ta.

Do vậy, Thủ tướng mong muốn và tin tưởng doanh nghiệp hai nước sẽ gắn kết với nhau hơn nữa để xứng tầm với tầm vóc, ý nghĩa và tình cảm trong quan hệ hai đảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam-Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng trên con đường phát triển tại Việt Nam.

Với sự hợp tác chặt chẽ của Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức của hai nước, chúng ta sẽ đạt được những thành công to lớn hơn nữa trong tương lai. Doanh nghiệp hai nước vươn tầm mạnh mẽ ra thế giới, cạnh tranh sòng phẳng với các nước lớn.

Về phần mình, Thủ tướng Lý Cường bày tỏ rất vui mừng được tham gia tọa đàm này; cảm thấy tâm đắc, được động viên, khuyến khích bởi bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính; nhất trí sự ủng hộ hai Chính phủ đối với doanh nghiệp hai nước.

Thủ tướng Lý Cường khẳng định, Trung Quốc và Việt Nam là anh em tốt, đối tác tốt, đáng tin cậy, có thể dựa vào nhau; đoàn kết một lòng thì chắc chắn hai bên sẽ vượt qua mọi thách thức, rủi ro; trong hợp tác chân thành, miễn là chúng ta kiên trì đi cùng một hướng, mang lại lợi ích cho nhau, đem lại phồn thịnh chung và chắc chắn "chúng ta sẽ cùng thắng".

Hợp tác kinh tế, thương mại luôn là điểm nhấn của hợp tác Trung-Việt, cũng là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước. Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nhìn về tương lai, hợp tác kinh tế, thương mại hai nước vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, nhiều tiềm năng để phát triển.

Giai đoạn tới, chúng ta có thể quan tâm 3 phương trọng điểm sau: Tiếp tục kết nối chiến lược phát triển hai nước: Hai nước có quan điểm phát triển như nhau, lợi ích chung rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên.

Chúng ta cần quan tâm kết nối liên thông hai nước: Hiện hai nước đang tích cực triển khai quy hoạch kết nối sáng kiến BRI, Hai con đường, một vành đai; tích cực kết nối hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cửa khẩu, bến cảng, đường hàng không; thúc đẩy đi lại, giao lưu nhân dân; tăng cường hợp tác điều phối chính sách phát triển công nghiệp. Điều này càng tạo động lực mạnh mẽ cho thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại.

Không ngừng củng cố, bổ sung thế mạnh cho nhau: Hai bên có thế mạnh đặc biệt của mình về tài nguyên, kết cấu ngành nghề, có nhu cầu bổ sung cho nhau lâu dài; hai bên đã triển khai mạnh mẽ hợp tác kỹ thuật, công nghệ; phối hợp phân công, thúc đẩy, cùng nâng cao sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trung Quốc có thế mạnh về điện gió, điện mặt trời, xe điện đang phát triển hàng đầu thế giới, phù hợp nhu cầu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Việc hợp tác cùng có lợi sẽ xuất hiện trong các lĩnh vực này.

Hai nước ta có độ tin cậy chính trị cao, có mối tình hữu nghị nồng thắm mà nhiều nước không có. Chúng ta có niềm tin hợp tác tương lai về thương mại hai nước được tăng cường mạnh mẽ, do đó hai bên cần nắm chặt cơ hội, tăng cường hợp tác chặt chẽ, đóng góp cho sự phát triển chung.

Thủ tướng Lý Cường bày tỏ mong muốn cộng đồng doanh nghiệp hai nước không ngừng quan tâm các chính sách quan trọng, chủ động hơn để hoà nhập sự phát triển quốc gia, các kết nối chiến lược; tận dụng tốt các thoả thuận song phương và đa phương; huy động các nguồn lực. Thúc đẩy phát triển hài hoà các ngành công nghiệp xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp mình; tìm kiếm các đối tác hợp tác trong chuỗi giá trị.

Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng xuyên biên giới; tập trung sức lực, nâng cao sức sáng tạo, tập trung phát triển lĩnh vực năng lượng sạch, tin rằng hợp tác kinh tế, thương mại hai nước sẽ giành được kết quả to lớn.

Ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 11,8 tỷ USD trong 8 tháng Ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 11,8 tỷ USD trong 8 tháng
Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD
Lợi thế và thách thức đối với sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc Lợi thế và thách thức đối với sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Tính đến ngày 3/10/2024, cả nước có tổng số 163 thương nhân tại 23 tỉnh, thành phố được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam trong tháng 10 để kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Cuối tuần qua, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo số một thế giới đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu với gạo trắng phi basmati. Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, đã có những nhận định về tác động của quyết định này đối với thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng.
Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Đó là đánh giá của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại về ý nghĩa và quy mô của Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc khai mạc vào sáng 29/9.
8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 92.800 tấn chè, thu về gần 4.000 tỷ đồng. Pakistan tiếp tục là thị trường nhập khẩu chè Việt nhiều nhất, với 62,3 triệu USD.
Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc sáng nay (29/9) tại thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc. Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), lễ hội diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9.
Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Việc tận dụng thương mại điện tử sẽ giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn trong vùng và cả nước lẫn quốc tế, không cạnh tranh mà hỗ trợ, liên kết lẫn nhau.
Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng Nga

Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng Nga

Tại Trung tâm Triển lãm Crocus Expo, Moscow, Liên bang Nga, 50 doanh nghiệp Việt Nam, trưng bày hàng hóa trên diện tích 250m2 với các mặt hàng: Cà phê, quế, hồi, điều, gạo và các sản phẩm từ gạo, nguyên liệu thực phẩm, tiêu, đồ uống.
Xuất khẩu rau quả "bùng nổ", đạt gần 1 tỉ USD trong tháng 9/2024

Xuất khẩu rau quả "bùng nổ", đạt gần 1 tỉ USD trong tháng 9/2024

Theo báo cáo sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính tới ngày 20/9, xuất khẩu rau quả tháng 9/2024 đạt trên 920 triệu USD, tăng hơn 9% so với tháng trước và tăng gần 38% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2023.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động