Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tôm “lội ngược dòng” ngoạn mục Bão số 3 “thổi bay” 2.500 tỉ đồng của ngành thủy sản Đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ tiếp tục chậm lại
Cua Việt Nam đang được ưu chuộng tại Trung Quốc.
Cua Việt Nam được ưa chuộng tại Trung Quốc.

8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu (NK) cua của Trung Quốc đạt 86,7 nghìn tấn, trị giá trên 1,3 tỷ USD, tăng 11% về khối lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng cua sống đạt 68,4 nghìn tấn, trị giá 1,14 tỷ USD. NK tôm hùm cũng tăng 15% về lượng và 14% về giá trị đạt 37 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD.

Trong khi đó, NK tôm sú, tôm thẻ và tôm khác giảm gần 10% về khối lượng và 21% về giá trị, đạt 628 nghìn tấn, trị giá trên 3 tỷ USD.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc cho biết, 8 tháng đầu năm nay nước này NK hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, trị giá gần 11,4 tỷ USD, giảm gần 6% về khối lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nguồn cung cấp lớn thứ 3 cho thị trường Trung Quốc.

Top 5 nước cung cấp thủy sản cho Trung Quốc gồm Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ. Nhìn chung, NK thủy sản từ 5 nước cung cấp lớn nhất đều không mấy khả quan, hoặc giảm về khối lượng, hoặc giảm về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai mặt hàng lớn nhất là cá tra đạt doanh thu 350 triệu USD, giảm 1,2%, tiếp đến là tôm chân trắng có doanh số tương đương cùng kỳ, đạt trên 180 triệu USD. XK tôm sú, cá cơm, chả cá, surimi đều thấp hơn so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng tăng trưởng đột phá: tôm hùm tăng 139%, cua tăng gấp 16 lần, ốc tăng 603%, nghêu tăng 215%...

Thống kê trên cho thấy các sản phẩm tươi sống của Việt Nam đang có dư địa tốt hơn trên thị trường Trung Quốc vì nhu cầu tốt hơn, trong khi sản phẩm đông lạnh gặp khó vì áp lực cạnh tranh và sự sụt giảm giá NK.

Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 139%.

Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của VASEP, nhận định: Chuỗi cung ứng và chuỗi lạnh tiên tiến của Trung Quốc ngày càng được trang giúp ngành bán lẻ đang ngày càng bán nhiều sản phẩm hải sản sống hơn. Các nhà hàng trong các khách sạn cao cấp, nhà hàng hải sản đặc sản và nhà hàng Quảng Đông là những nơi phổ biến nhất mà người tiêu dùng thưởng thức hải sản sống nhập khẩu.

"Việc nhập khẩu hải sản sống đòi hỏi khả năng chuỗi lạnh tiên tiến, đặc biệt là tại các cảng nhập cảnh. Trong hầu hết các trường hợp, nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn phải thiết lập một cơ sở chứa để giữ sản phẩm sống và hoạt động trong 6 - 8 tháng", bà Hằng cho biết.

Đối với các nhà nhập khẩu và phân phối, các chợ bán buôn ở Trung Quốc vẫn là nền tảng hàng đầu cho hầu hết các hoạt động thương mại thủy hải sản sống. Ví dụ, chợ hải sản JingShen Bắc Kinh là chợ hải sản lớn nhất ở miền bắc Trung Quốc. Chợ này cung cấp 80% các sản phẩm thủy sản cao cấp tại Bắc Kinh, bao gồm cả hải sản nhập khẩu cho các ngành HRI và bán lẻ.

Thủy sản nhập khẩu sống và đông lạnh được trưng bày và bán tại chợ này. Các nhà nhập khẩu hải sản lớn cung cấp dịch vụ cho người mua và nhà phân phối tại Bắc Kinh, Hà Bắc, Thượng Hải, Quảng Châu, Hắc Long Giang, Cát Lâm và các tỉnh Liêu Ninh. Tại Thượng Hải, cơ sở khách hàng ở Đồng bằng sông Dương Tử chiếm phần lớn doanh số từ năm chợ bán buôn hải sản lớn.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 'bứt phá' tăng mạnh
Hơn 280 doanh nghiệp quy tụ tại Triển lãm thủy sản quốc tế (Vietfish) lần thứ 25 Hơn 280 doanh nghiệp quy tụ tại Triển lãm thủy sản quốc tế (Vietfish) lần thứ 25
Xuất khẩu tôm tăng trưởng ở hầu hết các thị trường Xuất khẩu tôm tăng trưởng ở hầu hết các thị trường
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay đi Hàn Quốc

Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay đi Hàn Quốc

Chương trình mang ý nghĩa lớn không chỉ trong việc quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của Lâm Đồng mà còn trong việc thúc đẩy kết nối giao thương quốc tế.
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô tăng lên 180.000-190.000 đồng mỗi chục 12 trái, mức cao kỷ lục, giá dừa tươi sỉ cũng tăng lên mức 150.000 đồng/chục, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Những biến động của giá dừa có ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Theo Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Chính phủ Benin (Benin) tổ chức Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ tới khu vực Tây Phi, tại Cotonou, nước Cộng hòa Benin, từ ngày 17-19/6/2025. Đây là sự kiện kinh tế thường niên không thể bỏ lỡ dành cho các doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ.
Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Trong khi trứng tại Mỹ khan hiếm và đắt đỏ thì nguồn cung trứng tươi ở Việt Nam khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại không dễ bước chân vào thị trường khó tính này.
Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Foodservice là hội chợ lớn bậc nhất tại Úc về ngành thực phẩm, đồ uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống và các sản phẩm có liên quan.
Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Ngày 11/3, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) diễn ra Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

2 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu đạt 5,634 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, toàn ngành dệt may hiện đang chịu tác động bởi ba yếu tố chính: sức mua toàn cầu chưa phục hồi khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho cao ảnh hưởng đến đơn đặt hàng mới từ các đối tác, thời gian giao hàng kéo dài gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng.
“Cú sốc” cho loại trái cây “vua”

“Cú sốc” cho loại trái cây “vua”

Đến giữa tháng 2, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 3.500 tấn, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2024, có thể nói, sầu riêng Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính ngạch.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động