Giá xăng dầu hôm nay 12/11/2022: Dầu thô bật tăng mạnh
Giá xăng dầu hôm nay 9/11/2022: Dầu thô giảm mạnh Giá xăng dầu hôm nay 10/11/2022: Dầu thô tiếp tục lao dốc mạnh Giá xăng dầu hôm nay 11/11/2022: Thế giới "hạ nhiệt", trong nước dự báo tăng |
Giá xăng dầu thế giới
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 12/11/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 đứng ở mức 88,94 USD/thùng, tăng 2,47 USD/thùng trong phiên.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2023 đứng ở mức 95,92 USD/thùng, tăng 2,25 USD/thùng trong phiên.
Giá dầu thô bật tăng mạnh |
Giá dầu hôm nay tăng vọt trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận dữ liệu tích cực về lạm phát tại Mỹ, qua đó hạ nhiệt lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, theo dữ liệu vừa được công bố, chỉ số CPI tháng 10/2022 của Mỹ tăng 7,7% so với cùng kỳ, thấp hơn đáng kể mức 8,2% được ghi nhận trong tháng 9 và xa dần kỷ lục 9,1% được ghi nhận vào tháng 6/2022.
Giới đầu tư kỳ vọng với dữ liệu lạm phát vừa được công bố, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cân nhắc lại lộ trình tăng lãi suất thời gian tới ở mức thấp hơn, qua đó sẽ giảm áp lực đối với các hoạt động kinh tế.
Giá dầu ngày 12/11 tăng mạnh còn do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu tại Trung Quốc sau khi nước này tuyên bố nới lỏng một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Theo thông báo ngày 11/11, Trung Quốc sẽ rút ngắn thời gian cách ly đối với các trường hợp tiếp xúc gần và người nhập cảnh, đồng thời bãi bỏ biện pháp phạt các hãng hàng không chở hành khách nhiễm Covid-19.
Mặc dù vậy, một số địa phương của nước ngày, trong đó có thủ đô Bắc Kinh và thành phố Trịnh Châu, đang tiến hành phong toả và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch do số ca nhiễm tăng mạnh.
Ngoài ra, giá dầu thô tăng mạnh còn do đồng USD tiếp đà suy yếu do kỳ vọng tăng lãi hạ nhiệt.
Giá xăng dầu trong nước
Ngày 11/11, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 11/11.
Giá xăng tăng hơn 1.000 đồng/lít |
Theo đó, tại kỳ điều chỉnh giá này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định, thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 200 đồng/lít (như kỳ trước), giảm trích lập mặt hàng xăng RON95 xuống mức 200 đồng/lít (kỳ trước là 300 đồng/lít), và dầu mazut xuống mức 300 đồng/kg (kỳ trước là 500 đồng/kg); dầu diesel và dầu hỏa trích lập ở mức 0 đồng/lít (như kỳ trước). Đồg thời, tiếp tục không chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.
Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5RON92 không cao hơn 22.711 đồng/lít; giá xăng RON95 không cao hơn 23.867 đồng/lít; giá dầu điêzen 0.05S không cao hơn 24.983 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 24.747 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.760 đồng/kg.
Góp ý vào dự thảo Luật giá (sửa đổi) tại phiên thảo luận chiều 11/11, đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng khi xây dựng Luật Giá cần phải tính toán và lưu ý rất kỹ vào các biện pháp Nhà nước can thiếp vào giá, nhất là trong việc định giá và bình ổn giá. Đại biểu hấn mạnh cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
"Chúng ta đang bình ổn giá nhiều mặt hàng, đặc biệt là xăng dầu. Bình ổn giá là can thiệp vào thị trường, nên tôi cho rằng chỉ vài trường hợp nhất định mới thực hiện quyền năng này. Phải thực sự phù hợp với thị trường", đại biểu Trịnh Xuân An nói.
Đại biểu Vũ Tuấn Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho rằng chỉ sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng dầu, không lập quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng khác. Ngoài ra, cần công khai minh bạch việc sử dụng quỹ bình ổn giá, kèm theo đó là kiểm soát nguồn cung cầu.
"Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã góp phần làm giảm sốc về giá khi giá xăng dầu thế giới tăng cao hoặc là giảm quá mạnh", đại biểu Tuấn Anh nói.
Giá xăng tăng hơn 1.000 đồng/lít |
Vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu ở đâu? |
Cần công khai minh bạch việc sử dụng quỹ bình ổn giá |
Cần hạn chế nhất trường hợp Nhà nước can thiệp vào giá cả |