Cần hạn chế nhất trường hợp Nhà nước can thiệp vào giá cả

Đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải tính toán và lưu ý rất kỹ vào các biện pháp Nhà nước can thiếp vào giá, nhất là trong việc định giá và bình ổn giá. Điển hình như giá xăng đang không đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân và Nhà nước.
Vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu ở đâu? Sẽ điều chỉnh toàn diện những vấn đề về giá Cần công khai minh bạch việc sử dụng quỹ bình ổn giá
Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước không can thiệp quá sâu giá xăng
Quang cảnh Phiên họp

Tại phiên thảo luận về Luật Giá (sửa đổi) vào chiều 11/11, các vấn đề kiểm soát giá, điều hành giá, bình ổn giá... được nhiều đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến. Bên cạnh đó, vấn đề có nên bình ổn giá xăng, nên giữ quỹ bình ổn giá, trách nhiệm thẩm định giá... còn nhiều ý kiến tranh luận.

Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên

Bày tỏ cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Giá, đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng khi xây dựng Luật Giá cần phải tính toán và lưu ý rất kỹ vào các biện pháp Nhà nước can thiếp vào giá, nhất là trong việc định giá và bình ổn giá. Đại biểu hấn mạnh cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

"Chúng ta đang bình ổn giá nhiều mặt hàng, đặc biệt là xăng dầu. Bình ổn giá là can thiệp vào thị trường, nên tôi cho rằng chỉ vài trường hợp nhất định mới thực hiện quyền năng này. Phải thực sự phù hợp với thị trường", đại biểu Trịnh Xuân An nói.

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước không can thiệp quá sâu giá xăng
Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai

Đại biểu lấy ví dụ việc bình ổn giá xăng nhắm đến mục tiêu giúp thị trường ổn định. Tuy nhiên, giá xăng hiện tại đang không làm cho các doanh nghiệp phân phối mặn mà kinh doanh bởi càng bán càng lỗ. Như vậy, lợi ích của doanh nghiệp đã không hài hòa. Đại biểu đề nghị cần xác định hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Đại biểu cũng đề nghị làm rõ nội dung Quỹ bình ổn giá xăng dầu là “bước đệm” để bình ổn giá xăng dầu, đồng thời đề nghị sử dụng linh hoạt nhiều công cụ khác trong bình ổn giá.

Về vấn đề niêm yết giá, đại biểu cho rằng, Điều 32 còn quy định chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể, không xác định rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ thuế, chưa thể hiện rõ phương pháp quản lý phù hợp. Chính vì vậy đại biểu đề nghị nghiên cứu rà soát kỹ lưỡng để đảm bảo tính chặt chẽ của dự thảo Luật.

Cần công khai, minh bạch việc trích và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu

Đại biểu Vũ Tuấn Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho rằng quỹ bình ổn giá đã giúp cho giá cả hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng quỹ bình ổn giá trong thời gian qua cho thấy việc vận hành còn có những hạn chế.

Ông cho rằng chỉ sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng dầu, không lập quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng khác. Ngoài ra, cần công khai minh bạch việc sử dụng quỹ bình ổn giá, kèm theo đó là kiểm soát nguồn cung cầu.

"Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã góp phần làm giảm sốc về giá khi giá xăng dầu thế giới tăng cao hoặc là giảm quá mạnh", đại biểu Tuấn Anh nói.

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước không can thiệp quá sâu giá xăng
Đại biểu Vũ Tuấn Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ

Xét về bản chất, giá cả hàng hóa, dịch vụ thực hiện trích quỹ bình ổn giá vẫn vận hành theo cơ chế thị trường, tăng hay giảm vẫn phụ thuộc vào thị trường. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá sẽ tác động làm giá cả tăng chậm hơn hoặc giảm chậm hơn. Do đó, nếu sử dụng được biện pháp bình ổn giá khác như thông qua điều hòa, kiểm soát cung cầu quy định tại Khoản 3, Điều 20 của dự thảo luật thì không cần thiết phải sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá.

Trong điều kiện hiện nay thì việc bình ổn giá xăng dầu thông qua điều hòa, kiểm soát cung cầu còn khó khăn. Vì vậy, trước mắt, đại biểu Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh chỉ lập quỹ bình ổn giá xăng dầu, còn không lập quỹ bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ khác. Đồng thời cần có quy định cụ thể về việc công khai, minh bạch việc trích và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để đảm bảo được thực thi.

Ngược lại, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cho rằng quỹ bình ổn xăng dầu cần thay đổi bằng các công cụ điều tiết giá hiệu quả hơn. "Phải để giá cả vận hành theo quy luật thị trường. Vì vậy, việc quy định quỹ bình ổn giá là một điều luật riêng là không phù hợp", ông nói.

Về thẩm định giá, ông Thịnh nhấn mạnh thị trường thẩm định giá phát triển nóng về số lượng. Không ít thẩm định viên và công ty thẩm định giá vi phạm, gian lận với khách hàng, thổi giá cao bất thường. Đại biểu nhấn mạnh cần siết chặt các điều kiện hành nghề thẩm định giá.

Quy định chặt chẽ việc định giá

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước không can thiệp quá sâu giá xăng
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu TP Hà Nội

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu TP Hà Nội cho rằng rất nhiều vụ án tham nhũng tiêu cực vì xác định giá không đúng. Hiện tại, các tổ chức tư vấn định giá rất ngại, không dám định giá tài sản cho khu vực công khi mua và bán. Ông dẫn ví dụ sau thời gian định giá, thị trường thay đổi giá, khi thanh tra kiểm tra rất dễ rơi vào vòng lao lý.

"Điều này dẫn đến tình trạng bệnh viện không mua sắm thuốc được. Nhiều dự án công không giao cho khu vực tư được như các dự án bất động sản, vì các cơ quan e ngại không biết giá định giá giao thế nào là phải. Khi giá thay đổi, cơ quan điều tra giám sát vào thì họ có bị truy tố hay không", ông Cường nêu lên thực trạng này.

Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng hiện tại chưa có quy định chặt chẽ cụ thể các căn cứ và phương pháp định giá hàng hóa. Khi chưa có căn cứ chặt chẽ thì rất có thể khi định giá, một số cá nhân và tổ chức sẽ tìm các căn cứ có lợi cho định giá. Thậm chí chính cơ quan Nhà nước không có tư lợi, nhưng cơ quan điều tra lại tìm ra chứng cứ về việc định giá sai của những người thực hiện chức năng định giá và quyết định giá.

Đại biểu đề xuất cần có có quy định cụ thể về việc định giá và bảo vệ người định giá, nói cách khác là làm kín khoảng trống pháp luật thế nào là xác định giá có căn cứ và cơ sở. Muốn nhưu vậy phải có phương pháp, có căn cứ khoa học về định giá. Ông nhấn mạnh thế giới đã sử dụng rất phổ biến các nguyên tắc định giá và sử dụng phổ biến, "bất di bất dịch".

"Tôi cho rằng chúng ta cần một đưa riêng một điều luật về căn cứ, phương pháp định giá. Khi đó, những người có chức năng, nhiệm vụ sẽ có căn cứ để làm tốt công việc và bảo vệ chính mình", ông nói.

HIện tại, trong Điều 24 của dự thảo Luật Giá quy định phương pháp và căn cứ giao cho Bộ Tài chính văn bản hướng dẫn. Đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh như vậy chưa có cơ sở pháp luật để ngăn chặn gian lận và bảo vệ cán bộ.

Đại biểu nhấn mạnh muốn xác định giá cả đúng cần có cơ sở dữ liệu đầu vào. Việc kê khai giá là rất quan trọng cho mọi loại hàng hóa, dịch vụ. Không nên kê khai giá giới hạn với một số mặt hàng hóa, mà tất cả các loại hàng hóa đưa vào lưu thông phải kê khai giá.

"Các doanh nghiệp sản xuất lần đầu tiên đưa sản phẩm và thị trường; các doanh nghiệp lần đầu tiên nhập khẩu hàng hóa về phải kê khai giá. Khi đó, hàng hóa vận động trên thị trường thì có thể thấy mỗi một khâu giá sẽ biến động thế nào. Các cơ quan thuế cũng có thể quản lý. Quản lý chuyển giá cũng có thể thực hiện được kê khai giá", đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đề nghị phân định rõ định giá, thẩm định giá và quyết định giá.

Cần đánh giá kỹ, toàn diện cả lý luận và thực tiễn việc quy định Quỹ bình ổn giá Cần đánh giá kỹ, toàn diện cả lý luận và thực tiễn việc quy định Quỹ bình ổn giá
Đề nghị bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá Đề nghị bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá
Đề nghị áp dụng cách tính đặc thù đối với lĩnh vực y tế Đề nghị áp dụng cách tính đặc thù đối với lĩnh vực y tế
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thành lập Chi Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam Khu vực miền núi phía Bắc

Thành lập Chi Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam Khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 7/11, tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS) đã trao quyết định thành lập Chi Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam khu vực miền núi phía Bắc và công nhận Hội viên chính thức.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.
Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm nay được cho là khá khả quan so với cùng kỳ năm ngoái, khi cả kim ngạch xuất khẩu liên tục ghi nhận tăng trưởng dương. Theo đó, tính đến ngày 15/9/2024 xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD

Trong 9 tháng năm 2024 hầu hết các nhóm hàng đều tăng, nên kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng và đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%
Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Hiệp hội Dừa Việt Nam dự báo, với việc ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi năm nay có thể đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa.
Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Tại công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số

Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 tới, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần chú trọng tới nội dung tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số như ưu đãi về thuế, hỗ trợ đầu tư trên cơ sở cắt giảm chi phí sản xuất, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp...
Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Để gia nhập thị trường Halal, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ xu hướng thị trường, thực hành tôn giáo và yêu cầu của người tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động