Giá tiêu được dự báo tăng cao trong bối cảnh Brazil mất mùa diện rộng
Không có doanh nghiệp nào mua hàng nghìn tấn tiêu lúc này Giá tiêu khó giảm thêm so với ngưỡng hiện tại Giá tiêu chạm mức thấp nhất 147.000 đồng/kg, chưa có động lực tăng |
Mặt bằng giá tiêu trong nước giao dịch quanh mốc 148.000 đồng/kg. |
Giá tiêu hôm nay ngày 19/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ, ổn định ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 147.000 -149.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 149.000 đồng/kg.
Cụ thể,giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 149.000 đồng/kg giữ nguyên so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) đứng ở mức 147.000 đồng/kg giữ giá so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 149.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay cũng không biến động. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện vẫn ở mức 148.000 đồng/kg; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ổn đinh vẫn giữ ở mức 148.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.209 USD/tấn, (giảm 0.19%); giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.125 USD/tấn (giảm 0,34%); giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 7.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 9.149USD/tấn, giảm 0.19%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn .Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) giữ nguyên giá tiêu tại Brazil, Việt Nam. Giá tiêu đen Indonesia giảm so với ngày hôm qua.
Brazil đứng trước nguy cơ sụt giảm sản lượng xuất khẩu
Xuất khẩu tiêu của Brazil trong tháng 6/2024 chỉ đạt 5.333 tấn. |
Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới, và hiện đang là khách hàng lớn nhất của ngành tiêu của Brazil. Quốc gia Nam Mỹ này xếp thứ hai thế giới sau Việt Nam, chiếm 17 - 18% nguồn cung tiêu toàn cầu.
Dữ liệu mới được Chính phủ Brazil công bố cho thấy, xuất khẩu tiêu của nước này trong tháng 6/2024 chỉ đạt 5.333 tấn, giảm 9,7% so với tháng 5/2024. Tính chung 6 tháng đầu năm này, Brazil đã xuất khẩu 37.181 tấn tiêu, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều chuyên gia ngành hàng và doanh nghiệp kinh doanh tiêu lớn trên thế giới cảnh báo Brazil đang đứng trước nguy cơ sụt giảm sản lượng xuất khẩu năm thứ 3 liên tiếp do mất mùa.
Hai vùng trồng tiêu lớn nhất của Brazil là Espirito Santos và Para dự kiến sẽ lần lượt bước vào vụ thu hoạch mới trong tháng 8 và tháng 11 tới đây. Một số khảo sát sơ bộ cho thấy sản lượng thu hoạch cả năm nay của vùng Espirito Santos và Para có thể giảm từ 20 - 30% so với năm 2023, xuống chỉ còn khoảng 60.000 tấn, do tình trạng hạn hán nửa đầu năm nay và sâu bệnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tổng sản lượng tiêu của Brazil.
NedSpice cũng vừa mới hạ dự báo tổng sản lượng tiêu năm nay của Brazil xuống còn 90.000 tấn, tương ứng giảm 18,2% so với năm 2023.
Brazil hiện đang là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu đen lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam, chiếm 17 - 18% tổng nguồn cung toàn cầu. Do đó, tình trạng mất mùa liên tục tại Brazil sẽ gây ra tác động lan toả trên toàn cầu, dự kiến sẽ thúc đẩy giá tiêu toàn cầu tăng lên trong những tháng cuối năm nay khi nguồn cung tiêu từ các nước sản xuất lớn khác như Việt Nam, Malaysia, Indonesia… cũng đều suy giảm đáng kể.
Tình trạng mất mùa của Brazil được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội để ngành tiêu Việt Nam gia tăng thị phần, củng cố vị thế hơn nữa tại loạt thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc, và châu Âu.
Tuy nhiên, do Việt Nam cũng là khách hàng lớn nhất của ngành tiêu Brazil nên việc thiếu hụt nguồn cung sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế, nhất là khi các tắc nghẽn hàng hải chưa được giải quyết triệt để và giá cước vận tải neo cao.
Trên thực tế, trong nửa đầu năm nay, Brazil chỉ xuất khẩu được 5.910 tấn hồ tiêu sang Việt Nam, giảm 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần 16% tổng lượng tiêu xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này.
Giá tiêu xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam đạt bình quân 3.488 USD/tấn, tăng 19% so với nửa đầu năm ngoái, nhưng thấp nhất trong số 15 quốc gia nhập khẩu tiêu hàng đầu từ Brazil. Đồng thời thấp hơn đáng kể so với mức giá xuất khẩu bình quân 4.454 USD/tấn của Việt Nam ra thị trường quốc tế trong cùng thời gian.
Thiếu hụt nguồn cung tiêu nhập khẩu từ Brazil có thể khiến các doanh nghiệp tăng cường tìm kiếm, thu mua trên thị trường nội địa, thúc đẩy giá tiêu trong nước tăng lên trong những tháng tới đây.
Vì sao giá tăng nhưng người trồng tiêu được hưởng lợi không nhiều? |
Chuyên gia: Thiếu hụt nguồn cung hồ tiêu sẽ kéo dài trong 5 năm tới |
Chuyên gia: Giá tiêu lấy lại mốc 160.000 đồng/kg trong tuần này |