Gạo “low carbon” Việt Nam lần đầu xuất ngoại, chinh phục thị trường Nhật Bản
Gạo Việt tăng giá nhẹ giữa biến động thị trường toàn cầu Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới |
![]() |
Gạo Việt xanh phát thải thấp được kỳ vọng giúp nâng cao giá trị và mở ra cơ hội cho hạt gạo Việt Nam tại các thị trường khó tính. Ảnh: Mỹ Ly |
Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), cho biết doanh nghiệp đang hoàn tất đóng gói 500 tấn gạo Japonica để xuất sang Nhật. Lô hàng đã vượt qua các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt từ phía Nhật Bản. “Chúng tôi đang chờ thông tin từ Bộ Nông nghiệp, Bộ Môi trường và đối tác để tổ chức lễ công bố sự kiện này,” ông Bình nói.
Mặc dù sản lượng chưa lớn, nhưng đây là lần đầu tiên gạo Việt mang nhãn "low carbon" chính thức vào một trong những thị trường khó tính và cao cấp nhất thế giới. Giá bán tại kho là 785 USD/tấn, khi cộng chi phí giao đến cảng, giá có thể lên hơn 800 USD/tấn. Ông Bình cho biết Nhật Bản muốn mua thêm nhưng phía Việt Nam chưa thể đáp ứng đủ sản lượng.
Thị trường Nhật Bản khan hiếm gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam
Tại Nhật Bản, giá gạo đã tăng gấp đôi trong hơn một năm qua. Giữa tháng 3, chính phủ nước này đã mở kho dự trữ, tung ra 150.000 tấn gạo khi giá ngoài thị trường chạm mốc gần 30 USD/túi 5 kg – mức cao nhất lịch sử. Tổng cộng, từ đầu năm 2025 đến nay, Nhật đã đưa ra thị trường 312.296 tấn gạo dự trữ qua ba phiên đấu giá. Từ tháng 5 đến tháng 7, mỗi tháng sẽ tiếp tục bán thêm 100.000 tấn.
Để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã nới lỏng quy định đấu thầu để nhanh chóng mua lại lượng gạo dự trữ đã xuất ra.
![]() |
Trước nhu cầu tăng cao, nhiều doanh nghiệp Việt đã tăng tốc xuất khẩu vào Nhật. Ảnh minh họa |
Trước nhu cầu tăng cao, nhiều doanh nghiệp Việt đã tăng tốc xuất khẩu vào Nhật. Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch Tập đoàn Tân Long, cho biết công ty đã xuất 6.000 tấn gạo vào Nhật chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025 và đặt mục tiêu đạt 30.000 tấn trong cả năm. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng việc duy trì chất lượng vẫn là thách thức lớn vì Nhật có hơn 600 tiêu chí kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, với ba vòng kiểm tra bắt buộc.
Doanh nghiệp Việt hướng đến nông nghiệp xanh, chất lượng cao
Tại Đại hội cổ đông năm 2025, bà Nguyễn Thị Trà My – Chủ tịch HĐQT Vinaseed – cho biết tập đoàn đang xúc tiến kế hoạch đưa gạo vào thị trường Nhật. Đơn vị thành viên Vinarice đang tham gia dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó biến đổi khí hậu” do Chính phủ Úc hỗ trợ. Trong vụ đầu tiên, doanh nghiệp đã giảm phát thải được 3.888 tấn CO₂ và nhận thưởng 28.600 AUD.
“Chúng tôi chọn làm với các thị trường khó tính để thể hiện sức cạnh tranh,” bà Trà My nhấn mạnh.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đến ngày 28-4-2025, Việt Nam có 152 thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo. Trong quý I-2025, cả nước xuất khẩu gần 2,31 triệu tấn gạo, thu về 1,21 tỷ USD – tăng 5,82% về lượng nhưng giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu trung bình đạt 522 USD/tấn, giảm hơn 20%.
![]() |
![]() |
![]() |
Cùng chuyên mục
Tin khác

Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Sầu riêng Việt Nam chật vật vào Trung Quốc giữa lúc Thái Lan tăng tốc

Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Sầu riêng “thất mùa” đầu ra: Hậu quả từ lệ thuộc một thị trường

Siết quản lý, định hướng phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử

Thị trường vàng tuần tới: Kỳ vọng tăng tiếp, nhưng còn nhiều ẩn số

Giá điện tăng lên 2.204 đồng/kWh từ 10/5: Hộ dân trả thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Dòng người chen mua vàng giữa lúc giá hạ, chuyên gia cảnh báo rủi ro
