Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần liệu có khả thi?

Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần, với mức tăng giá điện bình quân đầu vào là 2% trở lên. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc giảm thời gian điều chỉnh giá điện xuống 2 tháng/lần rất khó khả thi.
Tăng giá điện: EVN có thoát lỗ? Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu Giá điện, giá nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 tăng 0,13%
 Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần liệu có khả thi? Ảnh  VGP
Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần liệu có khả thi? Ảnh VGP

Bộ Công thương đang lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Một trong những điểm mới của dự thảo là đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng/lần, xuống 2 tháng/lần.

Đặc biệt, khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% trở lên (thay vì từ 3% như hiện nay), Tập đoàn điện lực VN (EVN) có quyền điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện.

Theo lý giải của Bộ Công thương, giá bán lẻ điện được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận nhằm bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh.

Đồng thời, quy định mới phù hợp với chỉ đạo của Thường trực Chính phủ về "tránh giật cục" trong quá trình điều chỉnh giá điện, có thể điều chỉnh nhiều lần trong năm. Bộ này cũng cho rằng việc xây dựng Dự thảo nghị định mới, xác định lợi nhuận các khâu nhằm đảm bảo cơ sở thực hiện ngay khi luật Điện lực có hiệu lực từ ngày 1/2/2025 tới.

Liệu có khả thi?

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong đánh giá với những quy định mới mà cơ quan soạn thảo đã đề xuất có thể khiến nhiều người băn khoăn.

Ông Phong cho hay, quy định 2-3 tháng điều chỉnh giá điện một lần hay mức điều chỉnh giá điện tăng từ 2-3% không phải là vấn đề quá lo ngại nếu chi phí đó là hợp lý. Điều quan trọng, điều chỉnh giá điện cần đi kèm với trách nhiệm giải trình, kiểm toán và cạnh tranh tự do.

"Điều chỉnh giá cần có lên có xuống, đảm bảo minh bạch chi phí và hiệu quả quản lý. Việc giá điện chỉ tăng sẽ gây bức xúc cho nhiều người, ảnh hưởng đến kinh tế và cạnh tranh” - ông Phong nêu ý kiến.

Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cũng cho rằng, theo quy định hiện nay thì tối thiểu 3 tháng được điều chỉnh giá điện, tuy nhiên thực tế thì chưa khi nào giá điện được điều chỉnh dưới 6 tháng.

Những năm qua, có thời điểm một năm hoặc vài năm, giá điện mới được điều chỉnh một lần, dù quy định cho phép có thể 3 tháng (Quyết định 05/2024), hoặc 6 tháng (Quyết định 24/2017) được điều chỉnh giá điện một lần. Vì thế sức ép lên giá điện rất lớn, chỉ thấy tăng giá chứ chưa giảm. Do vậy, ông Đình cho rằng nhà quản lý chỉ cần thực hiện được như quy định hiện hành, không cần thiết phải sửa đổi xuống hai tháng như dự thảo đề xuất.

Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình đặt vấn đề về tính khả thi đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện của Bộ Công Thương. Theo ông, quy định điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần chưa được thực thi đầy đủ, nghiêm túc, thì việc đề xuất rút ngắn xuống 2 tháng "có làm được không".

Mặt khác, việc minh bạch chi phí sản xuất cho từng loại nguồn điện, khâu vận hành - cơ sở đưa ra mức giá phù hợp cũng là bài toán được đặt ra. Ông Đình dẫn ví dụ ở Thái Lan, điện khí LNG chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn của nước này. Tuy nhiên, LNG trên thị trường thế giới biến động liên tục, nên họ điều chỉnh giá thành 3 tháng một lần, làm cơ sở thay đổi mức bán lẻ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chi phí sản xuất, kinh doanh điện thường công bố mỗi năm 1 lần nên nhiều người vẫn băn khoăn về tính minh bạch, hiệu quả của ngành, nhất là khi thị trường điện chưa cạnh tranh hoàn toàn.

"Việt Nam nên thành lập Hội đồng Năng lượng độc lập, đánh giá nhiên liệu đầu vào và định kỳ 3 tháng họp một lần. Sau đó, họ có thể được quyết định điều chỉnh giá theo quy định", chuyên gia này nói thêm.

Điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần liệu có khả thi?
PGS.TS Ngô Trí Long.

Trong khi đó, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, về mặt nguyên lý thì việc rút ngắn thời gian điều chỉnh sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế: "Nó giúp giá điện phản ánh thực tế hơn với chi phí sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào như than, khí đốt thường xuyên biến động. Thứ 2 là giảm áp lực cho doanh nghiệp cung cấp điện, nghĩa là có thể điều chỉnh kịp thời, giảm rủi ro về tài chính. Thứ 3 là khuyến khích tiết kiệm năng lượng. Nhưng nếu áp dụng biện pháp này thì vẫn còn một số thách thức như tác động đến đời sống của người dân, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp.

Khó khăn thứ 2 là thách thức trong quy trình quản lý và giám sát quy trình điều chỉnh, 2 tháng/ lần yêu cầu hệ thống giám sát phải minh bạch, chính xác, tránh lạm dụng chính sách hoặc thiếu minh bạch trong tính giá bình quân. Thứ 3 là sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, ví dụ tần suất thay đổi giá như vậy thì làm cho chi phí vận hành sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là ngành tiêu thụ nhiều điện năng sẽ rất khó khăn".

Mặc dù đồng tình với đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện là theo đúng cơ chế thị trường, song chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng sẽ khó khả thi. Bởi vừa qua, quy định về thời gian điều hành đã rút ngắn từ 6 tháng xuống 3 tháng, song quá trình điều chỉnh giá điện vẫn chưa diễn ra như quy định đến nay lại tiếp tục đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần, sợ rằng khó khả thi:

"Đề xuất thì đương nhiên hợp lý nhưng 3 tháng/ lần còn chưa thực hiện được thì liệu giờ 2 tháng/ lần thì có thực hiện được hay không thôi. Hiện nay, việc điều hành giá điện là quá chậm, hiện nay 1 năm tăng giá đươc 1 lần, có năm tăng giá được 2 lần thì như vậy nó dẫn đến áp lực luôn luôn phải tăng giá chứ nếu điều chỉnh nhanh hơn thì có tăng, có giảm".

Tính đúng tính đủ giá điện để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành Tính đúng tính đủ giá điện để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành
Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy
Giá điện Việt Nam tăng 4,8% đắt hay rẻ so với khu vực? Giá điện Việt Nam tăng 4,8% đắt hay rẻ so với khu vực?
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu giảm kỷ lục từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg

Giá tiêu giảm kỷ lục từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg

Giá tiêu trong nước có mức giảm kỷ lục từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 150.500 – 152.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi tăng giảm không đồng nhất

Thị trường heo hơi tăng giảm không đồng nhất

Giá heo hơi hôm nay 5/4 tiếp tục điều chỉnh trái chiều. Theo khảo sát, heo hơi tại ba miền đang được mua bán trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.
Đến lượt thị trường cà phê chao đảo vì thuế đối ứng của Mỹ

Đến lượt thị trường cà phê chao đảo vì thuế đối ứng của Mỹ

Trong nước, giá cà phê giảm rất mạnh từ 2.300 đến 2.500 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 130.200 - 131.200 đồng/kg. Trên thế giới, thị trường cà phê có một phiên chao đảo do lo ngại các mức thuế đối ứng của Mỹ đối với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu.
Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng

Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẵn sàng giảm thuế đối ứng nếu các quốc gia có thể đưa ra một điều gì đó “thật sự phi thường” có lợi cho Mỹ.
Những hàng hoá nào của Việt Nam không phải chịu thuế đối ứng?

Những hàng hoá nào của Việt Nam không phải chịu thuế đối ứng?

Một số hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ không phải chịu mức thuế đối ứng 46% là thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá vàng rớt khỏi mốc 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng rớt khỏi mốc 102 triệu đồng/lượng

Sáng nay 4/4, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố chính sách thuế đối ứng với nhiều quốc gia ở mức cao vượt ngoài dự báo của các chuyên gia kinh tế.
Thị trường heo hơi tiếp tục biến động trái chiều

Thị trường heo hơi tiếp tục biến động trái chiều

Giá heo hơi hôm nay 4/4, tiếp tục biến động, với sự tăng nhẹ tại miền Bắc và miền Trung, giảm nhẹ tại miền Nam. Theo khảo sát, heo hơi tại ba miền đang được mua bán trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê diễn biến kịch tính trên sàn

Giá cà phê diễn biến kịch tính trên sàn

Giá cà phê trong nước nằm ở mức 132.500 - 133.600 đồng/kg. Mức thuế đối ứng 46% đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam có thể làm gián đoạn dòng chảy cà phê robusta và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Giá tiêu ổn định sau khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam

Giá tiêu ổn định sau khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam

Thị trường tiêu trong nước hôm nay 4/4 ổn định, ít biến động, đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm dao động quanh mốc 157.000 – 158.000.
Giá xăng RON 95 tăng lên gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tăng lên gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tăng gần 500 đồng/lít lên sát 21.000 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng dầu tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động