Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy

Giá điện đang mua cao bán thấp khiến ngành điện thua lỗ. Các chuyên gia cho rằng, việc duy trì giá điện hiện nay sinh ra rất nhiều bất cập, gây ra rất nhiều hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh điện và cho các ngành sử dụng điện và cho cả nền kinh tế.
Tính đúng tính đủ giá điện để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành Sửa đổi Luật Điện lực để xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, canh tranh, minh bạch Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không có chuyện điều hành giá điện có nhiều bất cập gây thua lỗ
Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành có thể gây ra nhiều hệ lụy
Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành.

Chiều 10/10, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp", sau khi Bộ Công Thương vừa công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2023. Chương trình tọa đàm về giá điện đã nóng ngay từ những câu hỏi đầu tiên khi các chuyên gia tập trung phân tích số liệu vừa được Bộ Công thương công bố, năm 2023 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ 21.821 tỉ đồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện.

Giá bán không bù đắp được chi phí

Nguyên cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho hay với chi phí sản xuất kinh doanh điện vừa được công bố, giá thành sản xuất kinh doanh điện là hơn 2.088,90 đồng/kWh, trong khi giá bán điện thương phẩm bình quân là 1.953,57 đồng/kWh.

"Các con số trên cho thấy giá thành đang cao hơn giá bán 6,92%, có tình trạng mua cao bán thấp. Đầu vào theo thị trường nhưng đầu ra lại không tính đúng, tính đủ trong sản xuất kinh doanh điện, sẽ gây nhiều hệ lụy và bất cập cho sản xuất kinh doanh điện, cho cả nền kinh tế" - ông Thỏa đánh giá.

Theo ông Thỏa, nghị quyết 55 của Bộ Chính trị yêu cầu áp dụng giá thị trường với mọi loại hình năng lượng; xóa bỏ mọi rào cản bảo đảm giá điện minh bạch theo thị trường. Quy định của Chính phủ cũng nêu rõ khi đầu vào tăng thì giá bán điện sẽ điều chỉnh tương ứng.

Vì vậy cần thực hiện cơ chế giá điện theo đúng quy định để bù đắp các chi phí hợp lý, hợp lệ, tránh lỗ của ngành điện và bao cấp cho cả nền kinh tế.

"Tính đúng tính đủ không phải EVN tính bao nhiêu cũng được, mà theo quy định của Nhà nước. Điều tiết giá điện theo công cụ thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia thị trường điện.

Đồng thời phải tách bạch chính sách an sinh xã hội, cho người nghèo trong cơ chế giá điện" - ông Thỏa nói.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng công bố giá thành điện năm 2023 với các nguyên tắc, cách thức tuân thủ đúng các quy định pháp luật nhưng giá bán điện vẫn thấp hơn giá thành sản xuất, giá thành phân phối thì rõ ràng đây là một bất cập.

Phân tích rõ hơn về những bất cập, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, đối với điện thì không chỉ nói về giá cả, giá thành mà còn là vấn đề an ninh năng lượng, ổn định trong cung ứng điện.

Nếu giá bán điện thấp hơn giá sản xuất và nhà sản xuất vẫn bán bằng chi phí sản xuất thì thiệt hại dồn lên nhà phân phối, là không công bằng.

Nếu giá điện thấp, không đủ chi phí thì sẽ ảnh hưởng đến nhà sản xuất điện và về lâu dài, không thúc đẩy sản xuất điện, ảnh hưởng đến an ninh, ổn định cung ứng điện. Thực tế vừa qua có thời điểm, nguồn cung điện không ổn định gây thiệt hại chung cho cả nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp...

Phải cải cách giá điện

Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa: việc tính đúng, tính đủ thì không phải EVN tính bao nhiêu cũng được mà có cơ chế, quy định của Nhà nước.
Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa: việc tính đúng, tính đủ thì không phải EVN tính bao nhiêu cũng được mà có cơ chế, quy định của Nhà nước.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, kim chỉ nam để thực hiện cải cách giá điện phải tuân thủ quyết định của Bộ Chính trị và Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Nếu chúng ta tuân thủ các quyết định này thì giải quyết được rất nhiều vấn đề vì đã cho chúng ta định hướng theo thị trường, tức là đầu vào cứ tăng khoảng ngần này trong 3 tháng thì được điều chỉnh. Có nghĩa là giá điện bám sát sự biến động của thị trường, không hoàn toàn thả nổi theo cơ chế thị trường. Đây chính là cơ chế tính giá theo thị trường mà Nhà nước cho phép điều chỉnh làm sao ở mức độ hợp lý.

Khi đã có giá thành thì phải xác định đúng mục tiêu chính của việc điều hành giá điện trong mỗi một giai đoạn là gì, mục tiêu nào đặt lên hàng đầu. Mỗi một kỳ điều chỉnh phải xác định rõ mục tiêu điều chỉnh nhưng dù là mục tiêu gì đã theo cơ chế thị trường mà Bộ Chính trị và Chính phủ cho phép. Nguyên tắc xuyên suốt là phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ, hợp lý, hợp lệ cho ngành điện. Riêng thực hiện những điều này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề.

Về dài hạn, cần phải nhanh chóng sửa cơ chế chính sách giá điện trong Luật Điện lực. Lần này trong Luật Điện lực (sửa đổi), nguyên tắc điều hành giá như thế nào, căn cứ điều hành giá như thế nào, quy trình điều hành giá ra sao... phải rất mạch lạc, như vậy, với tầm nhìn dài hạn mới có thể xử lý được những yêu cầu đặt ra đối với một trong những vấn đề cốt lõi của ngành điện, đó chính là giá điện.

Đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Tiến Thỏa, TS Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, cho biết căn cứ pháp lý chúng ta đã có, các chỉ đạo cụ thể của Nhà nước đã có, vấn đề ở đây là chúng ta vẫn chưa sử dụng các công cụ đã có trong tay vì vậy không nên nghĩ đến những điều mới. Trước mắt, những gì đã có cần làm trước, các động thái như sửa Luật Điện lực và đưa ra những cơ chế, chính sách mới, Chính phủ đều đã làm.

Rõ ràng chúng ta đang nhìn thấy lộ trình cải cách toàn bộ ngành điện lực với định hướng tiến theo mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững của Việt Nam. Để làm được những việc này, đầu tiên là phải cải cách giá điện, trong trường hợp đó chúng ta mới có được những định chế, nền tảng cơ bản để chuyển đổi, chuyển dịch năng lượng theo hướng đưa nhiều hơn nguồn điện "sạch, xanh" trong cơ cấu sản xuất điện.

Trong trường hợp này, cũng có nhiều ý kiến về việc nguồn điện năng lượng tái tạo rẻ, tuy nhiên rẻ ở đây là chúng ta đang mua mà chưa tính đến những yếu tố vận hành, mới chỉ đơn thuần là phát điện và mức giá rẻ hơn so với điện than, điện khí. Tuy nhiên, nguồn điện gió, điện mặt trời có những yếu tố thách thức rất lớn về việc mất ổn định, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, biến động bất thường.

Nếu so giữa thủy điện với điện gió, điện mặt trời, tôi sẽ chọn thủy điện vì thủy điện ổn định hơn, điều tiết được và chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên, nguồn thủy điện của chúng ta gần như đã cạn kiệt, các dự án đầu tư mới đều là mở rộng những dự án thủy điện sẵn có. Vì vậy điện tái tạo như điện gió, điện mặt trời có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm về bảo đảm an ninh năng lượng. Do đó, làm sao phải cân đối trong việc bảo đảm đủ điện và lợi ích của nhà đầu tư.

Trong trường hợp này, vai trò của EVN chính là làm sao bảo đảm được nguồn điện khi có những yếu tố biến động hay những yếu tố không kiểm soát được để bảo đảm đáp ứng nhu cầu cấp thiết nhất và an sinh xã hội. Còn những yếu tố khác liên quan đến kinh doanh phải để thị trường quyết định, để cho các doanh nghiệp tư nhân có những cơ hội đàm phán, điều chỉnh giá. Rõ ràng chúng ta hoàn toàn có thể bán điện cho người dân với những giờ khác nhau, giờ này có thể bán cao, giờ này có thể bán thấp.

Ngay trong câu chuyện điều chỉnh giá xăng dầu có lúc tăng, lúc giảm và giá điện cũng như vậy, nhưng xu hướng chung của giá điện sẽ tăng lên. Với những chi phí ngày càng tăng như tỷ giá thay đổi, chi phí sản xuất, sắt thép xi măng, nhân công... tăng lên thì không thể nào có giá điện rẻ đi được.

Chúng ta cần nhìn vào mặt dài hạn để có cách thức điều chỉnh giá điện bảo đảm tính ổn định nhưng vẫn phải tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận và có động lực đầu tư.

Chúng ta thấy rõ ràng chỉ cần thiếu điện, mất điện trong một thời gian thì thiệt hại cho nền kinh tế sẽ rất lớn.

Giá thịt lợn, giá điện kéo CPI tháng 5 tăng cao Giá thịt lợn, giá điện kéo CPI tháng 5 tăng cao
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện
Tiêu thụ điện lên mức kỷ lục 1,025 tỷ kWh, vì sao thuỷ điện vẫn xả lũ? Tiêu thụ điện lên mức kỷ lục 1,025 tỷ kWh, vì sao thuỷ điện vẫn xả lũ?
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?

Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?

Ấn Độ mới nới lỏng xuất khẩu đã làm dấy lên lo ngại gạo Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn trong bối cảnh giá thì giảm mà nguồn cung trong nước thì thấp hơn.
Giá vàng nhẫn vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC sáng nay tăng sốc thêm 1 triệu đồng/lượng, lên tới 86 triệu đồng, trong khi đó giá vàng nhẫn lập kỷ lục mới khi vượt 84 triệu đồng/lượng.
Thị trường tiêu xuất hiện xu hướng tăng giá đáng mừng

Thị trường tiêu xuất hiện xu hướng tăng giá đáng mừng

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm tăng nhẹ so với hôm qua. Qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 143.000 đồng/kg đến 144.000 đồng/kg.
Yếu tố nào khiến giá cà phê lại đồng loạt giảm?

Yếu tố nào khiến giá cà phê lại đồng loạt giảm?

Sau phiên đầu tuần tăng mạnh, giá cà phê 2 sàn điều chỉnh giảm một nửa. Trong nước, giá cà phê hôm nay 16/10 trong khoảng 113.300 - 113.900 đồng/kg.
Tập đoàn Hàn Quốc sắp đầu tư thêm 4 tỉ USD tại Việt Nam

Tập đoàn Hàn Quốc sắp đầu tư thêm 4 tỉ USD tại Việt Nam

Chiều 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tập đoàn Hyosung dự kiến đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam.
Giá tiêu trong nước có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới

Giá tiêu trong nước có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm giảm nhẹ so với hôm qua. Qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 143.000 đồng/kg đến 144.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới tăng sốc, trong nước biến động trái chiều

Giá cà phê thế giới tăng sốc, trong nước biến động trái chiều

Giá cà phê trong nước hôm nay ghi nhận sự biến động trái chiều, giao dịch trong khoảng 113.100 - 113.600 đồng/kg.
Giá vàng nhẫn bất ngờ tăng vọt, gần 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn bất ngờ tăng vọt, gần 84 triệu đồng/lượng

Chiều 14/10, giá vàng nhẫn đột ngột tăng mạnh cả hai chiều, lên 83,8 triệu đồng/lượng, lập mức cao kỷ lục mới. Giá vàng miếng SJC cũng vọt lên 85 triệu đồng/lượng (bán ra), đắt thêm 500.000 đồng mỗi lượng.
Đại lý giải phóng bớt lượng tiêu dự trữ trong kho để lấy vốn thu mua cà phê

Đại lý giải phóng bớt lượng tiêu dự trữ trong kho để lấy vốn thu mua cà phê

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm không thay đổi so với hôm qua. Qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 143.000 đồng/kg đến 144.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 2 tuần liên tiếp

Nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 2 tuần liên tiếp

Thị trường cà phê trong nước hôm nay giảm tại các địa phương trọng điểm, trung bình giảm 400 đồng/kg nằm trong khoảng 113.000 - 113.700. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 113.600đ đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 113.700 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động