Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024 Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện Tiêu thụ điện lần đầu tiên trong lịch sử vượt mức 1 tỉ kWh |
Về cơ bản năm nay không thiếu điện. |
Đang kiểm tra giá điện, chưa có kết quả
Chiều 19/6, tại họp báo thường kỳ quý II của Bộ Công Thương, liên quan đến vấn đề điều hành giá điện, Phó cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Nguyễn Thế Hữu cho biết Bộ đã cử đoàn kiểm tra giá thành điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trước câu hỏi về việc kiểm tra giá thành điện năm 2023 và phương án giá điện, ông Nguyễn Thế Hữu - phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - cho biết Bộ Công Thương đã thành lập đoàn công tác và đoàn đang trong quá trình làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng các bên liên quan để xem xét, đánh giá các yếu tố đầu vào cấu thành giá điện thời điểm hiện tại, từ đó làm cơ sở xem xét có tăng hay giảm giá điện trong thời gian tới.
"Hiện tại Bộ Công Thương đã cử đoàn kiểm tra giá thành điện năm 2023 của EVN để làm cơ sở xem xét, điều chỉnh giá điện năm 2024", ông Hữu nói, và thêm rằng đến thời điểm này, việc kiểm tra chưa có kết quả. Do đó, việc tăng giá điện bao nhiêu, vào thời điểm nào sẽ phụ thuộc kết quả kiểm tra này.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết trước đây cơ sở chính sách để xem xét điều chỉnh giá điện là quyết định số 24 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên mới đây Thủ tướng đã ban hành quyết định số 05 với nhiều nội dung thay đổi.
"Bây giờ chúng ta đừng nghĩ giá điện chỉ có tăng, mà sẽ có cả giảm", ông Tân nói và cho hay với quyết định mới, nếu đủ cơ sở, yếu tố để giảm giá điện khi các chi phí đầu vào giảm 1% thì sẽ phải "giảm ngay".
Đối với việc tăng giá, theo quyết định 05, nếu các khoản chi phí đầu vào khiến giá thành điện tăng tương ứng ở các mức 3%, 5% hay cao hơn nữa sẽ do từng cấp thẩm quyền xem xét điều chỉnh, nhưng chu kỳ để xem xét phải là 3 tháng một lần.
Do đó, ông khẳng định khi chi phí đầu vào, giá thành điện giảm thì Bộ Công Thương sẽ giám sát, xem xét yêu cầu EVN phải giảm ngay. Với trường hợp tăng sẽ báo cáo để xem xét trong thẩm quyền của EVN hoặc của Bộ Công Thương hoặc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
"Đồng thời cũng phải đánh giá tác động về kinh tế - xã hội của việc tăng giá này", ông Tân cho hay.
Cũng liên quan tới việc đảm bảo cung ứng điện, ông Tân nói trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi thì việc cung ứng điện là sức ép lớn. Vì vậy, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thường trực Chính phủ, từ quý 1, đầu quý 2-2024 bộ đã chuẩn bị đảm bảo cung ứng điện.
Năm nay không thiếu điện
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân. |
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi là sức ép lớn đối với ngành điện, Bộ Công Thương đã chuẩn bị kỹ các kế hoạch đảm bảo cung ứng điện. Theo tính toán, rà soát thì Thứ trưởng khẳng định rằng về cơ bản năm nay không thiếu điện.
Chia sẻ thêm việc cung ứng điện, Thứ trưởng cũng cho biết Bộ Công Thương đã tính toán, rà soát, về cơ bản năm nay không thiếu điện. "Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn, tổ đi kiểm tra giám sát từ nguồn nguyên liệu từ nước, than, khí... sau đó kiểm tra quá trình vận hành, rút kinh nghiệm để điều hành", Thứ trưởng chia sẻ.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đã đề nghị ngay trong Cục Điều tiết Điện lực lập tổ phản ứng nhanh, nếu có vấn đề phải phản ứng ngay để chuẩn bị đảm bảo cung ứng đủ điện.
Thông tin thêm, ông Bùi Quốc Hùng, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, thông tin về huy động điện tái tạo, đường truyền tải 500kV mạch 3 và việc nhập khẩu điện về trước nguy cơ thiếu điện.
Ông cho biết, trước năm 2022 do ảnh hưởng Covid-19 nên sản xuất ngưng trệ nên việc tăng trưởng điện thấp, nhưng từ năm 2023 đến nay nên tăng trưởng điện mạnh, dự báo phụ tải điện tăng nhanh.
Theo dự báo trong tổng sơ đồ cung cấp điện, nhu cầu điện năm nay tăng 8-9%, tuy vậy hiện nay đã tăng tới 12%, vì vậy tới đây phụ tải điện tăng rất nhanh. Do đó, sau khi có quy hoạch 8, Bộ đã trình Thủ tướng ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch và được Thủ tướng phê duyệt.
Bộ Công Thương trình Chính phủ giải pháp cơ chế triển khai dự án được đưa vào quy hoạch điện 8 như nhà máy điện khí LNG đã có khung giá, đồng thời tiếp tục trình Chính phủ có cơ chế tháo gỡ triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành.
Giá điện tăng 4,5% lên hơn 2.000 đồng/kWh từ hôm nay (9/11) |
Bộ Tài chính từ chối gắn trách nhiệm về điều hành giá điện |
Đề xuất biểu giá điện còn 5 bậc, cao nhất hơn 3.600 đồng/kWh |