Đề xuất xây dựng "Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam"

Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 2152/BCT-CN gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất xây dựng “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng, cần có chính sách đặc thù để giúp phát triển hơn nữa ngành thép.
Giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép hợp kim Nhập khẩu sắt thép quý I giảm về lượng nhưng tăng kim ngạch Xuất khẩu thép phục hồi mạnh mẽ

Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam còn khá thấp

Theo đó, về năng lực cạnh tranh của ngành thép, báo cáo cho biết: Trong những năm gần đây, ngành thép đã có sự phát triển mạnh mẽ về năng lực cũng như công nghệ. Một số nhà máy thép có công suất lớn, chất lượng thép cao được đầu tư đi vào hoạt động như Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty CP Gang thép Nghi Sơn, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh…

Tính đến năm 2021, năng lực sản xuất phôi thép của các doanh nghiệp trong nước là 27 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) là 7-8 triệu tấn/năm.

Các doanh nghiệp thép tại Việt Nam đa phần đều có công suất còn nhỏ nên chưa đủ sức cạnh tranh bên ngoài.
Các doanh nghiệp thép tại Việt Nam đa phần đều có công suất còn nhỏ nên chưa đủ sức cạnh tranh bên ngoài.

Với thép xây dựng, năng lực sản xuất trong nước khoảng 14 triệu tấn sẽ đảm bảo 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được một phần nhu cầu xuất khẩu. Trong đó, có 42% sản xuất là được sử dụng từ phế liệu thép nhập khẩu; có 58% sản xuất từ lò cao, sử dụng nguyên liệu là quặng sắt. Hay như thép phục vụ ngành cơ khí, chế tạo, Việt Nam cũng đã sản xuất và đáp ứng được một phần thép cuộn cán nóng HRC (khoảng 8 triệu tấn/năm).

Còn đối với các loại thép hợp kim, Việt Nam chưa sản xuất được các loại thép đặc biệt.

Tuy nhiên, bên cạnh các nhà máy xây dựng mới với công suất lớn như Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, thép Nghi Sơn… thì các nhà máy sản xuất phôi thép còn lại chủ yếu có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, năng lực sản xuất thép còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm thép sản xuất trong nước chưa thể cung cấp đủ nhu cầu thép cho toàn bộ nền kinh tế.

Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam được Bộ Công Thương nhìn nhận là khá thấp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhà máy có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và nguy cơ về môi trường.

Bên cạnh đó, ngành thép của Việt Nam cơ bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… nên khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới.

Bộ Công Thương dự báo, trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như: quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…và giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2021, ngành công nghiệp thép đã có sự phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn. Các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt về giá trị sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, các chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là HRC – nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội (CRC), tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu thép cuộn cán nóng HRC và các loại thép hợp kim, thép chất lượng cao trong nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số Nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.

Chưa có chính sách đặc thù hỗ trợ ngành thép

Theo báo cáo, ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khi chế tạo, công nghiệp hỗ trợ...

Mặt khác, phát triển công nghiệp sản xuất thép lớn mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị trường cho các ngành chế biến chế tạo, xây dựng, cơ khí... góp phần tạo nguồn cung ứng ổn định và nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp.

Đề xuất xây dựng

Ngành thép cũng đóng góp quan trọng cho quá trình chuyển dịch, đô thị hóa đất nước, tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Với mức tiêu thụ thép trên bình quân đầu người của Việt Nam (khoảng 240kg/1 người/năm) còn rất thấp so với các nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc, dư địa và tiềm năng phát triển của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn.

Mặc dù ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng Bộ Công Thương cho rằng, tại thời điểm hiện tại, Việt Nam không có chính sách đặc thù, riêng biệt để thúc đẩy, cũng như định hướng để phát triển ngành thép.

“Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất quốc gia. Do đó, để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Nhà nước cần phải xây dựng chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững”, báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ.

Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.

Thứ nhất với chủng loại HRC: trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự án sản xuất lớn. Đây là loại thép chiến tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo.

Thứ hai, với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản.

Báo cáo cũng đề cập tới vấn đề Nhà nước có các chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng, về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích, thúc đẩy các dự án thép phát triển nhằm hình thành phát triển mạnh ngành luyện kim, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỷ USD; cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỷ USD; thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỷ USD; giao thông đường sắt là 35 tỷ USD; tàu điện ngầm là 10 tỷ USD và ô tô là 120 tỷ USD.

Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.

Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lãi suất thấp: Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Lãi suất thấp: Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Giữ mặt bằng lãi suất thấp đang là công cụ điều hành quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc giữ cân đối dòng tiền, duy trì lợi nhuận và đối phó với biến động thị trường lại đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng.
Sẽ xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Sẽ xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh trên sàn TMĐT chưa thực hiện kê khai và nộp thuế đầy đủ. Trước tình hình này, Cục Thuế đã gửi thư ngỏ tới doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân về việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong kinh doanh thương mại điện tử và trên nền tảng số.
Đề xuất phạt đến 200 triệu đồng với hành vi mua bán tài khoản ngân hàng

Đề xuất phạt đến 200 triệu đồng với hành vi mua bán tài khoản ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, với đề xuất tăng mạnh mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tài khoản ngân hàng, ví điện tử và hoạt động thanh toán.
TP.HCM thí điểm mô hình mới trong phát triển nhà ở thương mại

TP.HCM thí điểm mô hình mới trong phát triển nhà ở thương mại

UBND TP.HCM vừa chính thức ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định 75/ 2025/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết thực hiện Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm phát triển dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất.
Từ ngày 1/7, thẻ ATM dải từ bị “khai tử” trên toàn quốc

Từ ngày 1/7, thẻ ATM dải từ bị “khai tử” trên toàn quốc

Từ ngày 1/7/2025, các ngân hàng thương mại sẽ ngừng hỗ trợ giao dịch với thẻ ATM dùng dải từ và tạm khóa tài khoản doanh nghiệp chưa cập nhật thông tin sinh trắc học. Động thái này nhằm thực hiện lộ trình chuyển đổi số của Ngân hàng Nhà nước, hướng đến hệ thống thanh toán hiện đại, an toàn.
Chuẩn bị ban hành Thông tư mới về xuất khẩu gạo: Bỏ điều 26 Thông tư 42

Chuẩn bị ban hành Thông tư mới về xuất khẩu gạo: Bỏ điều 26 Thông tư 42

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một văn kiện mang tầm chiến lược, mà còn mở ra cơ hội bứt phá mạnh mẽ cho thị trường bất động sản Việt Nam – lĩnh vực vốn đang gặp nhiều rào cản pháp lý và thủ tục hành chính.
Tổng dư nợ tín dụng tại TP.HCM lập kỷ lục, lần đầu vượt mốc 4 triệu tỷ đồng

Tổng dư nợ tín dụng tại TP.HCM lập kỷ lục, lần đầu vượt mốc 4 triệu tỷ đồng

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, trong 4 tháng đầu năm 2025, dư nợ tín dụng của các ngân hàng tại TP.HCM lần đầu tiên vượt mốc 4 triệu tỷ đồng. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế thành phố đang phục hồi mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 và các biến động từ nền kinh tế toàn cầu.
Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% không kèm điều kiện đặc biệt

Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% không kèm điều kiện đặc biệt

Cập nhật biểu lãi suất huy động mới nhất cho thấy, thị trường hiện có 8 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6%/năm trở lên. Tuy nhiên, 3 trong số đó yêu cầu số tiền gửi tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên để được hưởng mức lãi suất đặc biệt. Như vậy, chỉ còn 5 ngân hàng áp dụng mức lãi suất từ 6% cho các kỳ hạn dài mà không đi kèm điều kiện đặc biệt.
Giá điện tăng 4,8%: Nỗi lo lan rộng từ hộ dân đến nhà máy

Giá điện tăng 4,8%: Nỗi lo lan rộng từ hộ dân đến nhà máy

Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân tăng lên 2.204 đồng/kWh (chưa gồm VAT), đánh dấu lần điều chỉnh thứ tư kể từ đầu năm 2023, với tổng mức tăng hơn 17%. Động thái này của EVN nhằm cân đối chi phí, nhưng cũng gây nhiều lo ngại về tác động đến đời sống người dân và hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động