Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Sau 3 lần hủy đấu thầu vàng, giá vàng miếng SJC tăng vọt lên trên 86 triệu đồng/lượng, nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.
Chuyên gia: Giá vàng biến động khó lường, không nên đầu tư "lướt sóng" Chuyên gia dự báo: Giá vàng trong nước sẽ còn tăng “nóng” Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng, dự báo tiếp tục tăng nóng
Đấu thầu vàng miếng “ế thảm”, vì sao giá càng ngày càng tăng?
Giá vàng miếng SJC tăng vọt lên trên 86 triệu đồng/lượng.

4 lần gọi thầu vàng nhưng có tới 3 lần hủy

Tính đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có 4 lần gọi đấu thầu vàng nhưng có tới 3 lần hủy do không đủ số lượng thành viên tham gia. Duy chỉ có một lần tổ chức thành công nhưng số lượng vàng trúng thầu cũng chỉ bằng 20% số lượng vàng chào thầu.

Đáng nói sau những lần đấu thầu, dù thành công hay hoãn lại, thì giá vàng trong nước cũng đều “nhảy vọt”. Cá biệt, sau thông báo hủy đấu thầu phiên ngày 3/5 của NHNN, giá vàng SJC nhảy vọt lên mức 85,9 triệu đồng/lượng.

Đặc biệt, vào lúc 14h30 ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,3 - 86,5 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 600.000 đồng/lượng so với đầu phiên giao dịch buổi sáng. Chênh lệch mua - bán 2,2 triệu đồng/lượng.

Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC 83,85 - 85,85 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.

Cùng thời điểm, giá vàng thế giới ở mức 2.323 USD/ounce, tăng 21 USD/ounce so với đầu giờ sáng.

Ai đang quyết định giá vàng miếng SJC?

Đấu thầu vàng miếng “ế thảm”, vì sao giá càng ngày càng tăng?
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Lãnh đạo một số công ty vàng, ngân hàng thương mại đều nói rất quan tâm tới các phiên đấu thầu vàng nhưng họ không nộp hồ sơ đấu thầu vì giá khởi điểm đấu thầu còn cao so với giá thị trường và khối lượng đấu thầu tối thiểu của một thành viên cũng quá cao, lên tới 1.400 lượng.

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại nói rằng hiện quy mô giao dịch vàng miếng tại ngân hàng ông chỉ khoảng 200-300 lượng/ngày (tương đương khoảng 17-25 tỉ đồng). Nếu đấu thầu tối thiểu 1.400 lượng trong 1 phiên làm sao tiêu thụ hết lượng vàng này? Giá vàng thế giới biến động hằng ngày, hằng giờ với biên độ rộng, trồi sụt thất thường, giá vàng miếng SJC cũng tăng giảm có ngày lên tới cả triệu đồng. Nếu vừa đấu thầu xong, giá vàng SJC lao dốc sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng.

Trong khi đó, một chuyên gia từ Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, việc đấu thầu vàng sai lầm ngay từ đầu khi áp đặt mức giá cọc và tham chiếu cao nên mục tiêu kéo giá xuống hoàn toàn thất bại.

"Giá thế giới tính cả thuế phí khoảng 74 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá cọc ở Việt Nam lên tới gần 83 triệu đồng/lượng. Bản thân Ngân hàng Nhà nước đã định giá vàng cao như vậy làm sao mà kéo được giá xuống sau đấu thầu?", vị chuyên gia nói.

Về phần mình, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho biết: "Chúng ta phải đặt câu hỏi ai đang quyết định giá vàng miếng SJC trên thị trường? Hiện nay, đơn vị tham gia đấu giá thời điểm này dù giá cao nhưng vẫn có khả năng có lãi nhưng nhiều doanh nghiệp không tham gia đấu khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu 3 lần. Cơ quan quản lý nên tìm hiểu".

Ông Ánh nghi ngờ liệu mục tiêu có phải kéo giá vàng trong nước xuống không? "Cơ quan quản lý không thể nói khơi khơi. Kéo chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới đến mức nào phải rõ. Kéo về sát thế giới khoảng 70-71 triệu đồng/lượng hay mục tiêu kéo cao hơn thế giới 5 triệu đồng/lượng?", ông Ánh nói.

Bên cạnh đó, ông Ánh cho rằng, thời gian này khi giá vàng miếng SJC tăng cao, xu hướng người dân chuyển qua mua vàng nhẫn. Điều này dẫn tới thị trường khan vàng nhẫn đến mức người dân nộp tiền vào đợi vài ngày mới nhận được vàng, thậm chí cửa hàng còn thông báo khi nào có vàng sẽ thông báo cho khách.

"Rõ ràng kịch bản giá vàng miếng SJC tăng giá liên tục rất có lợi cho người kinh doanh vàng nhẫn", ông Ánh nói.

Giá liên tục giảm, vì sao vàng nhẫn vẫn khan hàng? Giá liên tục giảm, vì sao vàng nhẫn vẫn khan hàng?
Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng
Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể” Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sáng nay, 20/11, tiếp tục tăng theo đà đi lên của giá vàng thế giới. Xu hướng tăng đã trở lại với mặt hàng kim loại quý.
Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về cà phê

Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về cà phê

Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng nhẹ ở Đắk Lắk, giữ ổn định tại các địa phương còn lại so với cùng thời điểm hôm qua. Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về kinh doanh cà phê.
Tăng liên tục rồi lại đồng loạt giảm, vì sao giá cà phê lại có diễn biến lạ như vậy?

Tăng liên tục rồi lại đồng loạt giảm, vì sao giá cà phê lại có diễn biến lạ như vậy?

Thị trường cà phê trong nước đầu giờ sáng nay giảm nhẹ, giao dịch trong khoảng 113.300 - 113.800 đồng/kg. Sau khi tăng liên tục vào tuần trước thì trong tuần này, giá cà phê lại đồng loạt giảm, vì sao lại có diễn biến như vậy?
Sầu riêng nghịch mùa 200.000 đồng/kg, thương lái lùng khắp các vườn để mua

Sầu riêng nghịch mùa 200.000 đồng/kg, thương lái lùng khắp các vườn để mua

Hiện Việt Nam "một mình một chợ" về sầu riêng nên được giá, sầu Thái hàng loại A thu mua tại vựa đã vọt lên 190.000-200.000 đồng/kg.
Giá vàng đồng loạt tăng mạnh, người dân phản ánh có tiền nhưng khó mua

Giá vàng đồng loạt tăng mạnh, người dân phản ánh có tiền nhưng khó mua

Giá vàng quốc tế quay đầu tăng dựng đứng do xung đột Nga-Ukraine leo thang và giá USD ngừng tăng khiến giá vàng trong nước tăng mạnh cả triệu đồng/lượng.
Thị trường tiêu chưa xuất hiện yếu tố mới hỗ trợ giá đi lên

Thị trường tiêu chưa xuất hiện yếu tố mới hỗ trợ giá đi lên

Giá tiêu đầu giờ sáng nay giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 138.500 - 140.000 đồng/kg.
Giá cà phê quay đầu giảm ngay phiên đầu tuần, vì sao?

Giá cà phê quay đầu giảm ngay phiên đầu tuần, vì sao?

Thị trường cà phê trong nước hôm nay (19/11) giảm so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 112.600 - 113.200 đồng/kg.
Thị trường tiêu lặng sóng ngày đầu tuần, dự báo đà tăng vẫn còn

Thị trường tiêu lặng sóng ngày đầu tuần, dự báo đà tăng vẫn còn

Giá tiêu đầu giờ sáng nay (18/11) giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu nội địa gần như đi ngang, điều chỉnh lên xuống theo diễn biến đồng USD. Điểm tích cực là xu hướng đang đi lên.
Chuyên gia dự đoán tuần tới giá cà phê tăng hay giảm?

Chuyên gia dự đoán tuần tới giá cà phê tăng hay giảm?

Thị trường cà phê trong nước hôm nay (18/11) giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 112.800 - 113.400 đồng/kg. Các thương nhân dự đoán giá cà phê trên thế giới, trong nước tiếp tục giữ ở mức cao và tăng nhẹ trong tuần này.
Giá tiêu vọt tăng, lấy lại mốc 140.000 đồng/kg

Giá tiêu vọt tăng, lấy lại mốc 140.000 đồng/kg

Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần, giá tiêu nội địa gần như giữ ổn định, điều chỉnh lên xuống theo diễn biến đồng USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động