Chi hơn 830 tỷ đồng để mua một công ty bia khác, tiềm lực Bia Sài Gòn mạnh cỡ nào?

Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco (SAB) vừa ban hành nghị quyết hội đồng quản trị thông qua phương án chào mua công khai cổ phiếu CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây - Sabibeco Group.
Nhà máy bia Heineken tạm dừng, Quảng Nam mất nguồn thu 500 tỉ đồng Rút công bố 10 cơ sở khỏi danh sách các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe? “Soi” sức khoẻ của các ông lớn ngành bia
Bia Sài Gòn quyết trả hơn 830 tỷ đồng để mua bia Bình Tây
Bia Sài Gòn quyết trả hơn 830 tỷ đồng để mua bia Bình Tây.

Sabeco đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua phương án chào mua công khai 37,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 43,2% vốn điều lệ của CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Sabibec - SBB).

Thời điểm chào mua là trong năm 2024, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Mức giá chào mua theo công bố là 22.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, Sabeco cũng đưa ra các điều kiện về việc hủy bỏ đợt chào mua, trong đó sẽ hủy mua nếu số lượng cổ phiếu SBB đăng ký bán không đạt tỷ lệ tối thiểu, là hơn 25,12 triệu cổ phiếu - tương đương 28,7% tổng cổ phiếu đang lưu hành, hoặc SBB giảm số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/9, SBB đứng ở 18.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, Sabeco chấp nhận trả giá cao hơn thực tế 18% để thâu tóm SBB. Tương ứng Sabeco sẽ phải chi hơn 830 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

Sabeco đang là cổ đông lớn tại SBB, với tỷ lệ nắm giữ 16,4%. Bên cạnh đó, người liên quan Sabeco còn nắm khoảng 5,5 triệu cổ phiếu SBB, tương ứng tỷ lệ 6,3% vốn điều lệ. Như vậy, Sabeco đã nắm 22,7% vốn của SBB.

Với tổng số cổ phiếu tương ứng 43,2% vốn điều lệ mà Sabeco chào mua lần này, nếu thành công, Sabeco sẽ nâng sở hữu tại bia Sài Gòn Bình Tây lên đến 65,9%. Tỷ lệ này Sabeco sẽ trở thành công ty mẹ của Bia Sài Gòn Bình Tây.

Tiềm lực Sabeco ra sao?

Chi hơn 830 tỷ đồng để mua một công ty bia khác, tiềm lực Bia Sài Gòn mạnh cỡ nào?

Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.086 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2023. Giá vốn giảm tương ứng nên lãi gộp của công ty giảm 2% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.440 tỷ đồng, biên lãi gộp cải thiện nhẹ từ mức 29,9% của cùng kỳ lên 30,2% trong quý này.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của công ty giảm 25% xuống 266 tỷ đồng, chủ yếu do lãi tiền gửi giảm. Quý II vừa qua, công ty cũng nỗ lực tiết giảm các chi phí, trong đó, chi phí tài chính giảm mạnh 52% còn 8,2 tỷ đồng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm lần lượt 23% và 12% so với cùng kỳ, xuống tương ứng còn 902 tỷ đồng và 176 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lãi từ công ty liên doanh, liên kết giảm cũng mạnh 64% còn gần 28 tỷ đồng.

Kết quả, nhờ tiết giảm chi phí, quý II/2024 Sabeco báo lãi sau thuế 1.319 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng gần 29% so với quý I/2024.

Theo giải trình của Sabeco, trong quý II/2024 việc thực thi Nghị định 100 và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt tiếp tục tác động đến cầu tiêu dùng. Điều này dẫn đến doanh thu thấp hơn mặc dù có tác động tích cực của việc tăng giá. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn cao hơn cùng kỳ do chi phí bàn hàng và chi phí quản lý thấp hơn, giúp giảm nhẹ một phần tác động từ việc lợi nhuận gộp thấp hơn, thu nhập từ lãi tiền gửi và lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết thấp hơn.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần đạt 15.270 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.343 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 6% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2024, công ty lên kế hoạch đạt doanh thu thuần 34.397 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.580 tỷ đồng, tăng tương ứng 13% và 8% so với thực hiện 2023. Như vậy, kết thúc quý II, Sabeco đã thực hiện được 44,4% mục tiêu doanh thu và 51,2% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Về tình hình tài chính, tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Sabeco ở mức 34.154 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 100 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng chiếm tới 68,4% tổng tài sản, ở mức 23.358 tỷ đồng (bao gồm hơn 1.800 tỷ đồng tiền mặt và hơn 21.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng ngắn hạn và dài hạn). Khoản mục hàng tồn kho hơn 2.350 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ.

Với hơn 21.500 tỷ đồng mang gửi ngân hàng, trong 6 tháng đầu năm, Sabeco thu về 533 tỷ đồng tiền lãi, giảm 22% so với cùng kỳ và tương đương 22,7% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong nửa đầu năm.

Bên kia bảng cân đối, đến cuối quý II/2024, Sabeco đang đi vay 636 tỷ đồng, tương đương 6,9% tổng nợ phải trả (9.024 tỷ đồng). Khoản mục lớn nhất trong nợ phải trả của công ty là các khoản phải trả ngắn hạn khác (3.537 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm).

Vốn chủ sở hữu của công ty tại ngày 30/6/2024 là 25.130 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,4% so với đầu năm, trong đó vốn cổ phần là 12.826 tỷ đồng, 9.823 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và hơn 1.122 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.

Đề xuất lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu, nước giải khát Đề xuất lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu, nước giải khát
CEO Sabeco: Không thể chờ CEO Sabeco: Không thể chờ "gió lặng, mưa ngừng" mà phải ứng phó
Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100% Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100%
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hơn 24.000 doanh nghiệp mới trong tháng 6: Kinh tế tư nhân bứt phá

Hơn 24.000 doanh nghiệp mới trong tháng 6: Kinh tế tư nhân bứt phá

Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 lập kỷ lục với hơn 24.000 đơn vị – mức cao nhất từ trước đến nay. Cùng với sự gia tăng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, những con số tích cực cho thấy niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân đang mạnh mẽ trở lại sau khi Nghị quyết 68 được ban hành.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp... sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe  Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Trong bối cảnh thị trường xe ô tô Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe thông minh và tiết kiệm năng lượng, các mẫu xe mới như Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Mới đây, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký ban hành Thông tư số 39/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Trải qua hành trình 27 năm xây dựng và phát triển phát triển, từ năm 1998 đến nay, hệ thống thẩm mỹ Mailisa đã mở rộng với 17 chi nhánh trên toàn quốc và phục vụ hàng đông đảo khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, điều được nhấn mạnh không chỉ là quy mô mà còn là định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng chuyên môn y khoa và cam kết trách nhiệm với cộng đồng.
Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Từ 01/7/2025, Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với nhiều ưu đãi đột phá, giảm mạnh rào cản vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân, các phó trưởng ban gồm Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng ban thường trực) và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động