Nhà máy bia Heineken tạm dừng, Quảng Nam mất nguồn thu 500 tỉ đồng

“Heineken tạm dừng nhà máy tại tỉnh Quảng Nam, dự tính mỗi năm tỉnh này mất đi nguồn thu khoảng 500 tỉ đồng”, đó là thông tin được ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 16 diễn ra vào ngày 4/7.
Vì sao nhà máy bia Heineken ở Quảng Nam dừng hoạt động?
Nhà máy Bia Heineken Quảng Nam.
Nhà máy Bia Heineken Quảng Nam.

Heineken tạm dừng sản xuất tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm

Vừa qua, Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam xác nhận, doanh nghiệp đã gửi văn bản thông báo chính thức cho tỉnh Quảng Nam liên quan đến việc tạm dừng hoạt động nhà máy bia Heineken tại Quảng Nam từ ngày 12/6/2024.

Nhà máy bia Heineken Quảng Nam hoạt động tại KCN Điện Nam – Điện Ngọc (Điện Bàn) từ năm 2007, với các sản phẩm bia Heineken, Tiger, Larue... Đây là nhà máy bia nhỏ nhất về quy mô trong số 6 nhà máy bia của Heineken Việt Nam.

Việc tạm dừng nhà máy, Heineken cho rằng do từ sau giai đoạn Covid-19, ngành kinh tế nói chung, bao gồm ngành bia đã đối diện nhiều thách thức khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, dẫn đến sụt giảm niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng.

Một nguyên nhân khác là việc triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông cũng dẫn đến những thay đổi trong hành vi và hình thành thói quen mới của người tiêu dùng. Kết quả, thị trường bia Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm 2 con số trong năm 2023 và tiếp tục sụt giảm 1 con số tính đến nay.

Theo Heineken, để có thể thích ứng tình hình hiện tại và tiếp tục phát triển, doanh nghiệp cần tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, Heineken cần tinh giản hoạt động để tiếp tục đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam. "Quyết định này cũng phù hợp với tham vọng và trách nhiệm của Việt Nam và Heineken Việt Nam trong việc hướng tới mục tiêu không phát thải carbon trong hoạt động sản xuất", đại diện doanh nghiệp cho hay.

Cũng theo Heineken việc tạm dừng hoạt động của nhà máy tại Quảng Nam để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản. Doang nghiệp đã cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định khó khăn này. "Chúng tôi sẽ dừng tất cả hoạt động của nhà máy và tìm đơn vị có khả năng mua lại các tài sản. Chúng tôi không có ý định khôi phục bất kỳ hoạt động nào của Nhà máy Quảng Nam trong tương lai", Heineken cho biết.

Quảng Nam mất nguồn thu khoảng 500 tỉ đồng

Kỹ sư vận hành thử nghiệm Trạm xử lý nước thải Nhà máy Bia Heineken Quảng Nam. Ảnh Nguyễn Hoàng
Kỹ sư vận hành thử nghiệm Trạm xử lý nước thải Nhà máy Bia Heineken Quảng Nam. Ảnh Nguyễn Hoàng

Heineken tạm dừng nhà máy tại tỉnh Quảng Nam, dự tính mỗi năm tỉnh mất đi nguồn thu khoảng 500 tỉ đồng.

Thông tin này được ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chia sẻ tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 16 diễn ra vào ngày 4/7.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, ông Lương Nguyễn Minh Triết, đã phát biểu kết luận về tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng qua, ghi nhận những điểm sáng về phục hồi kinh tế và tăng trưởng dương, đặc biệt là ngành công nghiệp với mức tăng trưởng ấn tượng 14,8%.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh các tồn tại như thu từ sử dụng đất, bia, và thủy điện đạt mức thấp; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, cắt giảm quy mô, công suất, hoặc ngừng hoạt động.

Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 23,6%, gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư. Ông Triết kêu gọi Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các cấp ủy Đảng, các sở ngành và địa phương cần nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo điều hành tốt hơn nữa, triển khai quyết liệt và có sản phẩm cụ thể.

Ông Triết nhấn mạnh cần tập trung nâng cao chất lượng quản lý điều hành thu chi ngân sách, đẩy mạnh khai thác nguồn thu, đặc biệt là thu từ sử dụng đất và chống thất thu. Dự báo thời gian tới sẽ rất khó khăn do các chính sách hoàn thuế và việc nhà máy bia dừng hoạt động mất nguồn thu lớn. Ông kêu gọi các cấp lãnh đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, và có biện pháp về công tác cán bộ để đối phó với tình hình.

Heineken Quảng Nam, dù có quy mô nhỏ nhất trong 6 nhà máy của Heineken trên toàn quốc, vẫn là doanh nghiệp đóng góp lớn vào nguồn thu địa phương. Trước COVID-19, Heineken đóng góp từ 1.000-1.200 tỷ đồng mỗi năm vào ngân sách Quảng Nam. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, con số này liên tục sụt giảm, trong 3 tháng đầu năm 2024 chỉ chi nhận khoảng 20 tỷ đồng.

Vì sao nhà máy bia Heineken ở Quảng Nam dừng hoạt động? Vì sao nhà máy bia Heineken ở Quảng Nam dừng hoạt động?
Ngọc Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ đoạn mới của buôn lậu công nghệ cao: Kho ảo TikTok, hàng thật từ Trung Quốc

Thủ đoạn mới của buôn lậu công nghệ cao: Kho ảo TikTok, hàng thật từ Trung Quốc

Lực lượng quản lý thị trường vừa triệt phá một kho hàng tại TP. Móng Cái (Quảng Ninh) do người Trung Quốc vận hành, chuyên trung chuyển đơn hàng đặt từ trang 1688.com và phân phối qua TikTok. Hệ thống kho được điều hành bằng phần mềm tiếng Trung, với tổng giá trị giao dịch lên tới 43 tỷ đồng chỉ sau 5 tháng hoạt động.
Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững

Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững

Ủy ban Quản lý Thương mại quốc tế Nam Phi (ITAC) vừa ban hành thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu vào khối SACU. Tuy nhiên, Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp này do có thị phần dưới 3%, mở ra cơ hội duy trì xuất khẩu ổn định sang khu vực Nam Phi.
Đầu tư vàng tuần này: Nên chờ rõ sóng hay “bắt đáy” vùng 3.250 USD?

Đầu tư vàng tuần này: Nên chờ rõ sóng hay “bắt đáy” vùng 3.250 USD?

Giá vàng thế giới bước sang tuần giao dịch mới với tâm thế giằng co khi các yếu tố hỗ trợ và gây áp lực đan xen mạnh mẽ. Một bên là kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất sớm, đồng USD suy yếu và rủi ro địa chính trị; bên còn lại là loạt dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực và thỏa thuận thương mại mới giúp tâm lý thị trường ổn định hơn. Giới đầu tư đang đứng trước lựa chọn: nên bắt đáy khi giá về vùng 3.250 USD/ounce hay chờ tín hiệu rõ ràng hơn?
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng bứt tốc: GDP 6 tháng đầu năm cao kỷ lục trong 15 năm qua

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng bứt tốc: GDP 6 tháng đầu năm cao kỷ lục trong 15 năm qua

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm nay tăng 7,52%, đạt mức cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2011 tới nay.
Việt Nam trở thành điểm sáng du lịch với mức tăng trưởng khách quốc tế ấn tượng

Việt Nam trở thành điểm sáng du lịch với mức tăng trưởng khách quốc tế ấn tượng

Theo Hàn thử biểu (World Tourism Barometer) số ra tháng 5 của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch Việt Nam trong quý I có mức tăng trưởng khách quốc tế cao thứ 6 thế giới, tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Nếu xét trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam xếp thứ nhất, tiếp đến là Nhật Bản và CH Palau.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Kinh tế Việt Nam khởi sắc ngoạn mục, GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,31%

Kinh tế Việt Nam khởi sắc ngoạn mục, GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,31%

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025 cho thấy, kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh, GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,31%, xuất siêu 7,63 tỷ USD, FDI đạt mức cao nhất 15 năm. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.
Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Riêng trong tháng 6 năm 2025 ghi nhận dấu mốc bứt phá của kinh tế tư nhân Việt Nam khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vượt kỷ lục, đạt hơn 24.000 đơn vị, gấp đôi so với cùng kỳ các năm 2021 - 2024.
Giá xăng được dự báo giảm hơn 1.000 đồng/lít vào phiên điều chỉnh ngày mai

Giá xăng được dự báo giảm hơn 1.000 đồng/lít vào phiên điều chỉnh ngày mai

Giá xăng trong nước tại kỳ điều chỉnh ngày mai (3/7) được dự báo sẽ tiếp tục giảm, mức giảm khoảng 1.200 - 1.400 đồng/lít. Nếu đúng như vậy thì đây là lần giảm thứ hai liên tiếp trong tuần.
Giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư lạc quan, chuyên gia Phố Wall cảnh báo xu hướng giảm sâu

Giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư lạc quan, chuyên gia Phố Wall cảnh báo xu hướng giảm sâu

Giá vàng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần qua khi các chỉ số kinh tế Mỹ và tâm lý thị trường tạo áp lực giảm. Trong khi các chuyên gia Phố Wall dự báo vàng sẽ tiếp tục suy yếu, nhà đầu tư cá nhân vẫn giữ niềm tin vào khả năng hồi phục của kim loại quý trong tuần tới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động