Bộ Y tế ra quyết định thu hồi danh mục 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19

Ngày 26/7, Bộ Y tế ra văn bản thu hồi công văn về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu do có một số nội dung chưa phù hợp.
Thủ tướng quyết định bổ sung hơn 1.500 tỷ đồng phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội phân luồng, kích hoạt 4 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19 Công tác điều hành của Chính phủ: Quyết liệt, năng động, nhất quán, sâu sát
Bộ Y tế ra quyết định thu hồi danh mục 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19
Bộ Y tế ra quyết định thu hồi danh mục 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19

Cụ thể, ngày 26/7, Bộ Y tế có văn bản số 5967/BYT-YDCT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành, các bệnh viện y học cổ truyền Bộ, ngành và các tỉnh thành phố, các bệnh viện chuyên khoa… về việc thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT. Trong công văn thu hồi do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ghi rõ, do một số nội dung trong công văn 5944/BYT-YDCT chưa phù hợp nên Bộ Y tế quyết định thu hồi công văn này.

Trước đó 2 ngày (24/7/2021), Bộ Y tế ban hành Công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bộ Y tế ra quyết định thu hồi danh mục 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh covid-19
Công văn số 5944/BYT-YDCT

Trong Công văn 5944, Bộ Y tế đề nghị các sở y tế tỉnh thành, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền cả nước căn cứ công văn này "tham khảo, lựa chọn mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho cơ sở khám chữa bệnh để hỗ trợ điều trị cho người bệnh COVID-19, đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu và F1 tại địa phương".

Ngoài ra, tại công văn hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được ban hành kèm theo công văn này, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 gồm: Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên, Viên nang Kovir, Bạch địa căn, Siro Viêm họng, Siro Dưỡng âm bổ phế, Siro Ngân kiều, Hạnh tô, Vệ khí khang, Hoạt huyết Nhất Nhất…

Cụ thể công dụng của từng loại thuốc:

1. Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an) được dùngth tác dụng: Nâng cao sức đề kháng và ức chế sự nhân lên của Virus.

2. Bạch địa căn (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an) khuyến cáo có tác dụng: Hạ nhiệt, giảm đau. Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau răng,sốt nóng viêm họng.

3. Siro Viêm họng (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an) có tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu độc, giảm ho, trừ đờm.

4. Siro Dưỡng âm bổ phế (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an) có công dụng: Mát phổi, bổ phổi. Dùng trong các trường hen phế quả, bụi phổi, viêm phế quản mãn, viêm họng do lạnh…

5. Siro Ngân kiều (Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng) có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc. Điều trị các trường hợp cảm cúm, cảm mạo, phong nhiệt, sốt, nhức đầu, ho, đau họng, miệng khô.

6. Hạnh tô (Bệnh viện YHCT Trung ương) là thuốc ho có tác dụng: Ôn tán phong hàn, tuyên phế hóa đàm. Chữa các chứng ho hen suyễn, viêm họng, viêm đường hô hấp…

7. Vệ khí khang (Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng) có tác dụng: Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.Tăng cường sức đề kháng.Giúp phòng tránh các bệnh liên quan tới ho sốt, cảm mạo, bệnh đường hô hấp.

8. Hoạt huyết Nhất Nhất (Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất) là thuốc có tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết.

9. Imboot.(Công ty CP Y DƯỢC TRƯƠNG TRỌNG CẢNH) là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Imboot được giới thiệu là tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch, giảm nguy cơ viêm đường hô hấp.

10. Xuyên tâm liên (Trung Tâm Dược Liệu Quốc Gia Vietfarm) có tác dụng thanh nhiệt thải độc giúp điều trị các bệnh đường hô hấp…

11.Viên nang Nasagast – KG (Công ty cổ phần dược và vật tư thiết bị Y tế Thanh Hoá – Việt Nam) có tác dụng điều trị các triêu chứng: Cảm cúm, viêm xoang, viêm hô hấp, lở loét miệng, mụn nhọt, viêm tiết niệu, viêm đại tràng, lỵ trực trùng.

Chưa hết, trong Công văn số 5944/BYT-YDCT Bộ Y tế cũng hướng dẫn cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe, trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng… của các sản phẩm này.

Tuy nhiên, sau khi danh mục về 12 loại thuốc, sản phẩm dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 được ban hành, nhiều chuyên gia và những người làm trong ngành dược phẩm bức xúc cho rằng trong danh mục này có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ điều trị không đúng tính năng và công dụng điều trị bệnh COVID-19.

Được biết, 12 sản phẩm nêu trên không phải là danh mục thuốc, sản phẩm chỉ định cho dự phòng và điều trị, mà là danh mục các sản phẩm do các đơn vị tài trợ, ủng hộ cho phòng dịch COVID-19.

Quyết tâm chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá vi phạm IUU vào năm 2022 Quyết tâm chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá vi phạm IUU vào năm 2022
Quảng Nam: Điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay Quảng Nam: Điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay
Xử phạt Dược phẩm TPP-FRANCE do kinh doanh sản phẩm có nội dung ghi nhãn không đúng quy định Xử phạt Dược phẩm TPP-FRANCE do kinh doanh sản phẩm có nội dung ghi nhãn không đúng quy định
Tô Tây

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Từng được coi là kênh phân phối tiện lợi và minh bạch, sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đang trở thành “điểm nóng” mới của vấn nạn hàng giả. Không còn là câu chuyện của quá khứ, hàng giả thời công nghệ số đã biến hóa tinh vi, lan rộng, thậm chí “qua mặt” cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng. Hội nghị chống hàng giả – gian lận thương mại tại Đà Nẵng ngày 7/7/2025 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này.
Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu nội địa tuần đầu tháng 7/2025 tiếp tục duy trì đà tăng, có nơi vọt tới 144.000 đồng/kg – mức cao nhất từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm tuy giảm về lượng nhưng lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch nhờ giá bán tăng tới gần 55%.
Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh trong tuần đầu tháng 7/2025 sau chuỗi ngày lao dốc, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, chênh lệch với giá thế giới và rào cản thuế quan mới tại Mỹ đang khiến hoạt động xuất khẩu đối mặt không ít khó khăn.
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Nhiều hộ dân tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bất ngờ khi hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt dù thời tiết không quá gay gắt. Trước phản ánh từ người dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát toàn diện, giải thích minh bạch nguyên nhân và công khai cách tính tiền điện.
Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu trong nước ngày 6/7 tiếp tục duy trì ở mức cao từ 139.000 – 144.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua. Trong khi đó, lượng xuất khẩu giảm hơn 12% nhưng giá trị lại tăng gần 36% nhờ giá bán bình quân tăng vọt.
Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê hôm nay 6/7 tại Tây Nguyên tiếp tục tăng mạnh, dao động từ 95.800 – 96.400 đồng/kg, trong khi giá cà phê Robusta thế giới đang thấp hơn. Việc giá nội địa cao hơn thế giới khiến xuất khẩu gặp nhiều trở ngại do không khớp được giá.
Giá tiêu trong nước quay đầu giảm, kết thúc chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp

Giá tiêu trong nước quay đầu giảm, kết thúc chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp

Giá tiêu sáng nay tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các vùng sản xuất trọng điểm, đưa thị trường trong nước về ngưỡng 139.000 – 144.000 đồng/kg. Diễn biến này được cho là kết quả của hoạt động chốt lời sau chuỗi tăng kéo dài, trong khi giới chuyên gia nhận định xu hướng giảm chỉ mang tính tạm thời.
Giá cà phê trong nước tiến sát 96.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước tiến sát 96.000 đồng/kg

Sáng 5/7, giá cà phê Robusta nội địa tiếp tục tăng nhẹ, dao động từ 95.500 – 95.600 đồng/kg. Trong khi đó, giá Arabica quốc tế đứng yên do sàn New York nghỉ lễ.
Thị trường ô tô nửa đầu năm 2025 tăng trưởng nhẹ

Thị trường ô tô nửa đầu năm 2025 tăng trưởng nhẹ

Thị trường ô tô trong nước và toàn cầu tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những tác động từ lạm phát, chi phí tiêu dùng và thay đổi trong hành vi người mua. Tại Việt Nam, doanh số tiếp tục duy trì quanh mức 30.000 xe/tháng.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động