Hà Nội phân luồng, kích hoạt 4 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19

Hiện nay, Sở Y tế Hà Nội đang xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn, cụ thể từ 5.000, 20.000 và 50.000 giường bệnh.
Hà Nội phân bổ chi tiết 3 loại vaccine phòng COVID-19 Hà Nội đã chuẩn bị đủ hàng hóa phục vụ người dân trong mọi tình huống Hà Nội: Giãn cách toàn xã hội kể từ 6 giờ ngày 24/7/2021

Sáng nay (24/7), Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội họp thông tin về các giải pháp phòng chống dịch Covid-19.

Tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết từ tối qua đến 7h sáng nay 24/7, Hà Nội có thêm 9 bệnh nhân đều là trường hợp F1 nên có thể kiểm soát. Hiện tại trong biện viện đang điều trị cho 379 bệnh nhân tại 4 bệnh viện, trong đó có 8 bệnh nhân nặng (có 1 bệnh nhân phải lọc máu).

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng thông tin tại buổi họp báo.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng thông tin tại buổi họp báo. Ảnh VGP

Ở đợt dịch thứ 4, trung bình 1 ngày Hà Nội phát hiện thêm 50-60 trường hợp nhiễm bệnh, dự kiến vài ngày tới sẽ tăng tiếp vì nhiều trường hợp xét nghiệm phát hiện ngoài cộng đồng. Vì vậy, việc truy vết tiếp theo khá phức tạp. Sở Y tế nêu ở đợt dịch thứ 4 là chủng Delta và Delta plus là chủng lây lan nhanh, chu kỳ chỉ từ 2-3 ngày vì vậy tiên lượng khả năng dịch tiếp tục lây lan rộng tại địa bàn Hà Nội.

Hiện nay, Sở Y tế đang xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn, cụ thể đang xây dựng cho kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn có từ 5.000, 20.000 và 50.000 giường bệnh.

Để kịch bản chi tiết đi vào thực tế, Sở chia 4 tầng điều trị bệnh nhân. Cụ thể, tầng 1 bao gồm 80% bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được điều trị tại các bệnh viện dã chiến, trên cơ sở thành lập từ các khu cách ly tập trung.

Hiện, Thành phố có thể kích hoạt ngay Bệnh viện dã chiến tại Trường Quân sự Thủ đô và các bệnh viện dã chiến tại khu nhà ở sinh viên ở khu cách ly Pháp Vân – Tứ Hiệp với quy mô 3 tòa nhà, mỗi tòa nhà có thể kích hoạt một bệnh viện 700 giường.

Tầng thứ 2 sẽ điều trị các bệnh nhân có triệu chứng trung bình và có bệnh lý nền. Sở sẽ kích hoạt các bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện để thu dung, điều trị. Dự kiến, mỗi bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện có thể đáp ứng 250 giường bệnh.

Tầng 3 và 4 gồm 5% bệnh nhân nặng, trong đó, có 1% bệnh nhân rất nặng phải thở máy hoặc lọc máu, nguy cơ tử vong cao. Bệnh viện đa khoa Đức Giang được kích hoạt ngay thành bệnh viện hồi sức tuyến cuối, đáp ứng cho từ 5.000 đến 50.000 bệnh nhân.

Với kịch bản như vậy, Sở Y tế tin tưởng có thể hoàn toàn đáp ứng từng tình huống cụ thể.

Hà Nội phân luồng, kích hoạt 4 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19

Hà Nội kích hoạt 4 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19

Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng thông tin thêm, hiện tại năng lực của riêng Y tế Hà Nội có 412 giường hồi sức; 222 bác sỹ có khả năng sử dụng máy thở; trên 400 điều dưỡng sử dụng được máy thở.

Ngoài ra, năng lực xét nghiệm của Thành phố hiện là 48.000 mẫu/ngày với 20 máy PCR và sắp tới bổ sung thêm 5 máy nữa. Thành phố cũng có 111 xe cứu thương có thể huy động để phân luồng bệnh nhân tốt nhất.

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ kinh nghiệm của TPHCM cho thấy việc phân luồng bệnh nhân hết sức quan trọng, cần phân luồng tốt để theo dõi, xử lý. Vì vậy, Sở Y tế Hà Nội xây dựng 4 tầng điều trị. Tầng 1 bảo đảm không lây chéo, theo dõi dấu hiệu chuyển bệnh; tầng 2 là điều trị bệnh nhân có triệu chứng trung bình và bệnh lý nền; tầng 3,4 điều trị bệnh nhân cần can thiệp, với tầng này đặt mục tiêu quyết tâm hạ tỷ lệ tử vong hết sức có thể.

Tại cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, với tính chất là Thủ đô, Trung tâm chính trị hành chính Quốc gia, Hà Nội nếu không phòng, chống dịch tốt sẽ có tác động tới cả nước. Tại cuộc làm việc gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải bảo đảm thành trì và thành quả của công cuộc chống dịch. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố đã nỗ lực rất lớn với nhiều giải pháp quyết liệt.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định, các phương án, kịch bản theo từng cấp độ chống dịch đã được Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động thực hiện. Trong đó, ngành y tế Thủ đô bảo đảm được công tác điều trị, chữa trị trong các tình huống, bảo đảm nhân lực, trang thiết bị, vật tư để chống dịch, cách ly, tiêm chủng.

Ngoài ra, với kinh nghiệm từ thực hiện cách ly xã hội của năm 2020 và kinh nghiệm từ các địa phương khác, Thành phố Hà Nội đã chủ động chuẩn bị nguồn hàng, tính toán kế hoạch để lưu thông, phân phối hàng hóa, cùng với kiểm tra, giám sát để đảm bảo không tăng giá.

“Sáng nay, tại các siêu thị, cửa hàng, hàng hoá dồi dào phục vụ nhân dân. Thành phố cũng đã tính đến các phương án dài hơn chứ không chỉ cho giai đoạn ngắn”, ông Phong khẳng định.

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện thông tin, Hà Nội đảm bảo các phương tiện vận tải lưu thông, vận hành thông suốt khi ra vào, đi qua thành phố. Thực hiện Chỉ thị 17 của UBND thành phố, hiện Sở đang tổ chức việc hoạt động vận tải trên địa bàn Hà Nội và xác định 3 đối tượng ưu tiên được đi lại.

Cụ thể gồm xe trở hàng hoá trên 'luồng xanh' quốc gia; xe trở hàng hoat thiết yếu, phục vụ đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình xây dựng được phép hoạt động, xe công vụ của các cơ quan đơn vị; các loại phương tiện vận chuyển hành khách được cấp phép lưu thông theo quy định.

Ngoài ra, Sở GTVT đang phố hợp với Công an thành phố duy trì 22 chốt trực và sắp tới sẽ bố trí thêm 30 chốt trực trong Thành phố, 26 chốt tại quận, huyện để kiểm soát các hoạt động phòng chống dịch. Đối với việc các chốt có lưu lượng giao thông lớn tại Pháp Vân – Cầu Giẽ có hiện tượng ùn tắc, Sở đã thống nhất Công an thành phố bố trí chốt trực nhiều tầng lớp để đảm bảo giãn cách giao thông và để kiểm soát 100% phương tiện ra vào và không gây ùn tắc.

Thực hiện vận chuyển hàng hoá theo luồng xanh quốc gia, Sở Giao thông Vận tải đang thực hiện cấp online với các doanh nghiệp đăng ký và tổng thời gian từ lúc đăng ký tới lúc thông qua không quá 4 phút.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng năm 2023 ước đạt 59,69 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD, nhập khẩu 26,48 tỷ USD.
Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

8 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,26 tỷ USD).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động