Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư sẽ tìm đến nước khác”

“Nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước ngày 23/5.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: H.C.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: H.C.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình kinh tế - xã hội quý I vừa qua mặc dù không đạt được một số chỉ tiêu, nhưng được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.

“Chúng ta không quá lạc quan, nhưng lắng nghe, không chủ quan, nhưng cũng không quá bi quan”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng cao nhất cho đến năm 2029.

Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, không tô hồng kết quả, nhưng cũng không nên bi quan, cần tập trung vào những nhiệm vụ giải pháp nào đến cuối năm.

"Điểm sáng ở đây là sự lãnh đạo của Đảng, Bộ Chính trị và sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ. Chúng ta cũng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách cho các địa phương, đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm quốc gia. Sự chỉ đạo quyết liệt, không ngơi nghỉ của Chính phủ từ điều hành các chính sách tài khóa - tiền tệ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, đến giải quyết những ách tắc khó khăn của nền kinh tế... Đây là yếu tố hỗ trợ chúng ta phục hồi phát triển trong giai đoạn vừa qua", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng, công tác lập quy hoạch đã cơ bản hoàn thành, từ tổng thể quốc gia đến quy hoạch vùng, quy hoạch các địa phương... giúp nền kinh tế phát triển nhanh hơn bền vững hơn. Điểm sáng nữa là trong xuất khẩu và FDI cho thấy nền kinh tế Việt Nam còn nhiều cơ hội và niềm tin của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn chỉ ra các hạn chế của nền kinh tế như: Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chưa phục hồi như kỳ vọng, thị trường vàng có nhiều diễn biến phức tạp, giá vé máy bay tăng cao gây ảnh hưởng đến thị trường du lịch...

Lý giải nguyên nhân những hạn chế trên Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng: "Chúng ta đang gặp những khó khăn cùng chung của thế giới. Nền kinh tế của chúng ta có độ mở rất lớn, phụ thuộc vào xuất khẩu và thương mại. Khi mà kinh tế bên ngoài biến chuyển thì nó ảnh hưởng đến chúng ta lớn hơn nhiều. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang chuyển đổi, đang cơ cấu lại nên cũng có những khó khăn từ nội tại và có độ trễ, không thể ngày một và ngày hai thay đổi được".

Bên cạnh đó là các thách thức bao gồm vấn đề già hoá dân số, biến đổi khí hậu, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo còn chuyển biến chậm, chưa là động lực thúc đẩy nền kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư sẽ tìm đến nước khác”
Kinh tế Việt Nam năm 2024 được dự báo vẫn còn rất khó khăn

Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn còn rất khó khăn, song Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu một số điểm tích cực.

Thứ nhất, nổi lên là kinh tế vĩ mô nói chung, quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế đang cho thấy nền tảng tương đối tốt.

Thứ hai, nhiều chính sách, các đổi mới đã và đang đẩy mạnh và ban hành rất nhanh, tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc hiện nay.

Thứ ba, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, dù còn chậm nhưng cũng đã có dấu hiệu tăng trưởng tích cực.

Thứ tư, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cũng như của các bộ, ngành, địa phương đang phát huy những hiệu quả rất cao.

Về giải pháp và nhiệm vụ trong thời gian sắp tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam sẽ tập trung vào những giải pháp trong ngắn hạn, có tính đến dài hạn.

Đồng thời, tập trung vào đẩy mạnh 3 động lực gồm: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu cũng như đẩy mạnh các động lực mới: Chuyển đổi nền kinh tế, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

"Chúng ta cũng phải tập trung vào các ngành công nghiệp mới mà ta có điều kiện tham gia sâu hơn, ví dụ như chip bán dẫn", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý. Cùng với đó là đẩy mạnh đào tạo nguồn lực, đẩy nhanh các dự án đầu tư công quan trọng.

Nhấn mạnh vấn đề thể chế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lấy ví dụ, việc cho áp dụng hiệu lực Luật Đất đai từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng để tháo gỡ các ách tắc cho thị trường bất động sản. Ngoài ra, cải thiện thể chế còn có nghĩa là giải quyết các ách tắc, vướng mắc hiện nay; bổ sung và điều chỉnh đồng bộ một số luật cần thiết; tạo điều kiện để cán bộ dám nghĩ dám làm.

Ngoài thể chế, có một vấn đề đó là phải cải cách thêm nữa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư mạnh hơn. Phải xem xét thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực thế nào, môi trường đầu tư kinh doanh thế nào, các thủ tục đầu tư xây dựng thế nào…

"Chúng ta cần đẩy mạnh phân cấp, bỏ xin - cho, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm. Nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đối với các cơ chế, chính sách đặc thù cho một số địa phương đã ban hành và áp dụng, cần đánh giá xem nếu chính sách đó đúng, trúng và hiệu quả thì nên nhân rộng cho các địa phương khác.

Ngoài ra, cần tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, giúp khơi thông nguồn lực, chỉ cần giải quyết nhanh cho các dự án đang bị tắc, khơi thông được là đã thúc đẩy rất nhiều cho nền kinh tế, tạo niềm tin và nguồn lực mới.

“3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số
Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam
Thúc đẩy Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân", phát triển kinh tế nông thôn bền vững
Tăng trưởng kinh tế đang phục hồi tích cực Tăng trưởng kinh tế đang phục hồi tích cực
Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”? Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?
Minh Kiệt

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số

Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số

Từ Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc bên lề Hội nghị WEF Thiên Tân 2024, những tín hiệu hợp tác chiến lược giữa các tập đoàn công nghệ hàng đầu hai nước đang mở ra một không gian phát triển mới cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu Việt. Đặc biệt, chiến lược "Hybrid AI" của VNPT không chỉ là một sáng kiến công nghệ, mà còn có thể trở thành hạt nhân của làn sóng “Make in Vietnam” mới – một trục phát triển bền vững, có chủ quyền công nghệ và định vị rõ thương hiệu quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhân Cơ – Xã nông thôn mới kiểu mẫu từ nền tảng giáo dục

Nhân Cơ – Xã nông thôn mới kiểu mẫu từ nền tảng giáo dục

Nhân Cơ – một xã nhỏ thuộc huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông – từ lâu vốn yên ả giữa núi rừng Tây Nguyên. Nhưng ít ai ngờ rằng chính nơi đây lại trở thành điểm sáng với danh hiệu “xã nông thôn mới kiểu mẫu” – một trong hai xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn này. Điều đặc biệt hơn cả: Nhân Cơ chọn lấy giáo dục làm nền tảng phát triển bền vững.
Kiến tạo nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nâng tầm giá trị thương hiệu Việt

Kiến tạo nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nâng tầm giá trị thương hiệu Việt

Trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và thế hệ nông dân văn minh. Đây không chỉ là định hướng phát triển bền vững mà còn là cơ hội vàng để các thương hiệu nông sản Việt, đặc biệt là sản phẩm OCOP, bứt phá trên thị trường trong nước và quốc tế.
Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Từ 01/7/2025, Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với nhiều ưu đãi đột phá, giảm mạnh rào cản vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp.
Phân biệt tổ yến thật – giả

Phân biệt tổ yến thật – giả

Thị trường yến sào đang chứng kiến sự bùng phát của hàng giả, hàng nhái với hình thức ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và uy tín của người nuôi yến chân chính. Là một trong những nông dân tiên phong thành công với nghề nuôi yến tại Thanh Hóa, anh Nguyễn Văn Tú – CEO Công ty Yến sào xứ Thanh, chia sẻ cùng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm những dấu hiệu nhận biết tổ yến thật – giả cũng như những kiến nghị để bảo vệ ngành nghề truyền thống này.
“Không dễ, nhưng xứng đáng” – Hành trình chạm tới Giải B Báo chí Quốc gia

“Không dễ, nhưng xứng đáng” – Hành trình chạm tới Giải B Báo chí Quốc gia

Chọn con đường khó để tìm lời giải cho bài toán đầu tư công, nhóm phóng viên Thời Nay thuộc báo Nhân Dân đã kiên trì vượt qua sáu tháng gian nan tiếp cận đề tài, chạm đến cốt lõi của vấn đề, góp phần thúc đẩy thay đổi tư duy quản lý. Trái ngọt không nằm ở phản hồi tức thời, mà ở chuyển động âm thầm của chính sách.
Nhà báo Trường Chinh – Ngọn lửa tiên phong của báo chí cách mạng

Nhà báo Trường Chinh – Ngọn lửa tiên phong của báo chí cách mạng

Giữa biển lửa cách mạng và những trang sử kháng chiến hào hùng của dân tộc, đã xuất hiện một ngòi bút không bao giờ ngừng chảy, một tấm lòng son sắt vì lý tưởng độc lập, tự do: nhà báo Trường Chinh. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo kiệt xuất, mà còn là người đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Những dòng bút của ông là ngọn đuốc rực sáng, là mệnh lệnh tư tưởng dẫn dắt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đến thắng lợi vẻ vang.
AI có thể viết, nhưng nhà báo mới kể được câu chuyện chân thật

AI có thể viết, nhưng nhà báo mới kể được câu chuyện chân thật

Trong làn sóng phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), không ít người lo ngại công nghệ sẽ thay thế nhà báo, làm lu mờ vai trò con người trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, AI không làm mất việc nhà báo, mà là công cụ đắc lực giúp nâng cao chất lượng tác phẩm và hiệu quả tác nghiệp – với điều kiện người viết phải biết làm chủ công nghệ và giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp.
Nhà báo – Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường: Ghi dấu lịch sử bằng ống kính và trái tim

Nhà báo – Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường: Ghi dấu lịch sử bằng ống kính và trái tim

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà lý luận phê bình Trần Mạnh Thường đã dành trọn hơn nửa thế kỷ cuộc đời để lặng lẽ ghi lại những lát cắt chân thực của lịch sử dân tộc. Từ mảnh đất gió Lào cát trắng đến tuyến lửa biên cương, từ những thước phim chiến tranh đến những trang viết đậm chất văn hóa – ông là biểu tượng của một thế hệ phóng viên dấn thân, trung thực và tử tế. Những bức ảnh của ông không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, mà còn là chứng tích sống động của thời đại.
100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Hành trình kiên trung cùng dân tộc

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Hành trình kiên trung cùng dân tộc

Tròn một thế kỷ kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Báo Thanh Niên – tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam, nền báo chí cách mạng đã đồng hành cùng dân tộc trong mọi giai đoạn cam go, góp phần làm nên những mốc son chói lọi trong lịch sử đất nước. Từ thời kỳ đấu tranh giành độc lập đến thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, báo chí cách mạng luôn giữ vững vai trò là lực lượng tiên phong trên mặt trận tư tưởng – văn hóa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động