Bộ Công Thương thành lập Tổ Công tác đặc biệt đảm bảo nguồn cung hàng hóa

Tổ công tác có nhiệm vụ nắm bắt sát diễn biến thị trường và nhu cầu hàng hóa thiết yếu của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương miền Bắc và miền Trung, nhất là các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đang áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị số 16.

Bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại Hà Nội

Bộ Công Thương chuẩn bị nhiều phương án nhằm chủ động ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19 4 nhóm hàng hóa thiết yếu được lưu thông trong những ngày giãn cách

Ngày 5/8/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1926/QĐ-BCT về việc thành lập Tổ Công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương miền Bắc và miền Trung trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tổ công tác có nhiệm vụ nắm bắt sát diễn biến thị trường và nhu cầu hàng hóa thiết yếu của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương miền Bắc và miền Trung, nhất là các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đang áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Công Thương thành lập Tổ Công tác đặc biệt đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ sản xuất kinh doanh tại miền Bắc và miền Trung
Bộ Công Thương thành lập Tổ Công tác đặc biệt đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ sản xuất kinh doanh tại miền Bắc và miền Trung
Bên cạnh đó, kết nối cung cầu hàng hóa thiết yếu giữa các địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân trong vùng dịch. Thực hiện công tác điều tiết, cung ứng hàng hóa thiết yếu thông suốt tại các tỉnh, thành phố có dịch, giữa các tỉnh, thành phố có dịch với các địa phương khác. Phối hợp cùng lực lượng chức năng tại các địa phương đảm bảo lưu thông hàng hóa, chống hiện tượng găm hàng, tăng giá, ép giá, bán hàng kém chất lượng.

Hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản khi vào vụ thu hoạch tại các địa phương. Tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Hỗ trợ các đơn vị sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Đồng thời, triển khai các hoạt động truyền thông, thông tin báo chí về các hoạt động của Tổ Công tác phía Nam; thông tin nhanh đến người dân và doanh nghiệp các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của Bộ Công Thương trong công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cung ứng, lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa và duy trì sản xuất công nghiệp.

Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong cung ứng hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh; tham mưu, đề xuất hướng xử lý để báo cáo Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và hỗ trợ duy trì sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cũng trong ngày 5/8, Bộ ban hành Quyết định 1925/QĐ-BCT về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1808/QĐ-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Tổ Công tác tiền phương về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Theo đó, đổi tên “Tổ Công tác tiền phương về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp” thành “Tổ Công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp” (Tổ công tác đặc biệt). Bên cạnh đó, bổ sung nhân sự đối với Tổ Công tác đặc biệt.

Cùng với các nhiệm vụ đã được nêu trong Quyết định số 1808/QĐ-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Tổ Công tác tiền phương về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Tổ công tác đặc biệt có thêm nhiệm vụ: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản khi vào vụ thu hoạch tại các địa phương. Tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Hỗ trợ các đơn vị sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Đồng thời, triển khai các hoạt động truyền thông, thông tin báo chí về các hoạt động của Tổ Công tác phía Nam; thông tin nhanh đến người dân và doanh nghiệp các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của Bộ Công Thương trong công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cung ứng, lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa và duy trì sản xuất công nghiệp.

A.T

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Các nhà nhập khẩu cá ngừ Trung Đông có xu hướng mở rộng nhập khẩu từ các nước khác tránh phụ thuộc vào Thái Lan, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc hay Seychelles. Do đó, cạnh tranh tại thị trường này đang ngày càng gia tăng.
Festival Huế 2024: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”

Festival Huế 2024: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”

Chiều 9/5 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

7h45 sáng 7/5, lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu diễn ra tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
Chia sẻ yêu thương, tri ân cựu chiến binh Điện Biên

Chia sẻ yêu thương, tri ân cựu chiến binh Điện Biên

Với tình cảm chân thành và thiết thực tri ân các cựu chiến binh Điện Biên, Tân Hiệp Phát đã tham gia phối hợp cùng Tạp chí Chất lượng và cuộc sống thăm hỏi, trao tặng 100 suất quà tri ân các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tại huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên).
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, việc đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính đó là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước để chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.
Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.
Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Australia yêu cầu trái bưởi tươi của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu các biện pháp quản lý rủi ro an toàn sinh học đối với 19 loài sinh vật gây hại .
Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I, nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động