Bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại Hà Nội

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn TP Hà Nội, ngày 2/8/2021, Bộ Công Thương đã có Công văn số 4648/BCT-TTTN gửi Sở Công Thương Hà Nội về việc bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho TP Hà Nội.
Hà Nội mở siêu thị 0 đồng, sẻ chia khó khăn với người dân trong mùa dịch Hà Nội đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho hơn 10 triệu dân Hà Nội ra công điện khẩn, quyết liệt thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội chỉ đạo các cơ sở kinh doanh hàng hóa, thực phẩm thiết yếu tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Công Thương; triển khai các biện pháp phun khử khuẩn, các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 để sớm mở cửa trở lại các chợ, các cơ sở bán lẻ đã bị đóng cửa do có ca nhiễm bệnh.

Có phương án bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu đã bị đóng cửa do dịch bệnh Covid-19. Rà soát kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu để điều chỉnh, bổ sung phương án (nếu cần thiết) nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống.

Bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại Hà Nội
Bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại Hà Nội

Để bảo đảm an toàn dịch bệnh và duy trì hoạt động tại các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương TP Hà Nội, yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở có ca lây nhiễm Covid-19 để xử lý ngay các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Công Thương đã trao đổi và yêu cầu các doanh nghiệp phân phối (như BRG, Aeon, BigC, MM Mega Market…), các chợ cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện nghiêm theo hướng dẫn số 5858/BYT-MT hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ mà Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Y tế triển khai đến các địa phương cuối tháng 7 vừa qua.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các doanh nghiệp có phương án tăng lượng hàng dự trữ để bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn.

Để hỗ trợ các hệ thống bán lẻ duy trì hoạt động cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã có báo cáo đề xuất với Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 về việc đưa người lao động tại hệ thống bán lẻ hàng hóa vào đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin.

Đồng thời, Bộ cũng đã có Công văn số 4212/BCT-TTTN ngày 16/7/2021 gửi UBND các tỉnh, trong đó có Hà Nội, đề nghị chỉ đạo ngành y tế của địa phương ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động tại các doanh nghiệp phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu theo danh sách cụ thể Bộ Công Thương cung cấp.

Như vậy có thể thấy, với việc chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công Thương, việc chủ động có các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu của thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp, tiểu thương trên địa bàn, nguồn cung, dự trữ hàng hóa thiết yếu hiện nay cũng như trong các tình huống diễn biến của dịch bệnh theo kịch bản đã được chuẩn bị tốt, người dân hoàn toàn có thể yên tâm mua sắm trong cao điểm giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19.

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết dù thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 nhưng đến nay tình hình cung ứng, tiêu thụ lương thực, thực phẩm vẫn đảm bảo ổn định. Hàng hoá tại chợ truyền thống, siêu thị... dồi dào, không có tình trạng thiếu nguồn cung.

Một số mặt hàng thực phẩm phải nhập thêm từ các tỉnh thành khác với khối lượng lớn như: thịt trâu, bò, rau củ, thực phẩm chế biến.

Hiện nay, thành phố có 29 trung tâm thương mại, 127 siêu thị, 458 chợ trong đó có 2 chợ đầu mối nông sản, 786 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn và 128 chuỗi kinh doanh các hàng nông sản, thực phẩm.

Để đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá, Sở NN&PTNT phối hợp 21 tỉnh, thành phố đã xây dựng 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cung cấp cho thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp Sở Công Thương nắm bắt tình hình về sản xuất, nguồn cung, tiêu thụ nông sản của thành phố. Đồng thời, tổ chức địa điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời, yêu cầu doanh nghiệp bình ổn thị trường, tăng nguồn hàng dự trữ và triển khai hình thức bán hàng trực tuyến, đồng giá, đăng ký trước...

Sở NN&PTNT cũng duy trì 113 kho lạnh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Ước tính sức chứa của các kho lạnh là 42.000 m3, đảm bảo đáp ứng tốt khả năng bảo quản các sản phẩm nông lâm thủy sản yêu cầu bảo quản đặc biệt. Và 65 doanh nghiệp có kho bảo quản chuyên các sản phẩm có nguồn gốc động vật, trừ thủy sản. Đây là những kho hàng giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tích trữ hàng hóa đảm bảo phân phối và lưu thông hàng hóa.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm nay được cho là khá khả quan so với cùng kỳ năm ngoái, khi cả kim ngạch xuất khẩu liên tục ghi nhận tăng trưởng dương. Theo đó, tính đến ngày 15/9/2024 xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD

Trong 9 tháng năm 2024 hầu hết các nhóm hàng đều tăng, nên kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng và đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%
Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Hiệp hội Dừa Việt Nam dự báo, với việc ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi năm nay có thể đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa.
Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Tại công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số

Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 tới, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần chú trọng tới nội dung tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số như ưu đãi về thuế, hỗ trợ đầu tư trên cơ sở cắt giảm chi phí sản xuất, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp...
Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Để gia nhập thị trường Halal, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ xu hướng thị trường, thực hành tôn giáo và yêu cầu của người tiêu dùng.
Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan

Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan

Tập đoàn siêu thị IMTIAZ nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam bao gồm nước xoài, nước dứa, nước vải, nước nho, nước táo, nước ổi.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
"Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập"

"Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập"

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động