Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - Châu Phi

Các quốc gia ở Trung Đông - Châu Phi có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện tại, ngoài nông sản, thì các sản phẩm của ngành dệt may, da giày, các mặt hàng công nghiệp giá trị cao của Việt Nam cũng đã xuất hiện tại Trung Đông - Châu Phi.
Châu Phi là thị trường tiềm năng trong hợp tác thương mại của Việt Nam Châu Phi - thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam Sản phẩm sữa: Vinamilk bắt đầu xuất khẩu đơn hàng 20 triệu USD sang Trung Đông
Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - Châu Phi
Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước Trung Đông - Châu Phi

Tại hội thảo trực tuyến “Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - Châu Phi, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước Trung Đông - Châu Phi. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 70 quốc gia ở Trung Đông - Châu Phi. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với hai khu vực này đã tăng hơn 9 lần trong vòng 15 năm trở lại đây.

Hội thảo "Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - Châu Phi" đã thu hút sự tham gia của hơn 120 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tươi sống, chế biến, nông - lâm - thủy sản, sản phẩm điện tử… có nhu cầu tìm hiểu, hợp tác với khu vực thị trường Trung Đông - Châu Phi.

Với lợi thế địa lý có diện tích rộng trên 36 triệu km2 và dân số trên 1,6 tỷ người, chiếm khoảng 7% GDP toàn cầu và có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, khối thị trường Trung Đông - Châu Phi thực sự là những thị trường đa dạng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.

Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Trung Đông - Châu Phi ngày càng phát triển đa dạng. Bên cạnh các mặt hàng như nông sản, dệt may, da giày... đã có thêm những mặt hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại di động, máy móc, thiết bị phụ tùng...

Ông Nguyễn Thái Sơn, Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, các nước Trung Đông và Châu Phi có nguồn tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt và các loại quặng. Đối với hàng lương thực, thực phẩm họ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Các kênh phân phối hàng hóa như chuỗi siêu thị, chuỗi bán lẻ được trải dài khắp các quốc gia trong khu vực nên nếu sản phẩm của Việt Nam vào được một nước thuộc Trung Đông - Châu Phi cũng sẽ có cơ hội vào được quốc gia khác trong khu vực.

Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - Châu Phi
Nông nghiệp, năng lượng, giao thông, lao động và chuyên gia đang là những lĩnh vực có nhiều chuyển biến trong hợp tác giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông - Châu Phi

Ngoài ra, ông Đào Mạnh Đức, Bí thư thứ ba, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi cũng chỉ ra những thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông - Châu Phi. Cụ thể, khối thị trường này khá dễ tính, không đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật như thị trường Liên minh Châu Âu (EU) hay những thị trường khó tính khác.

Bên cạnh những thuận lợi trên, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán thương mại, Thượng vụ Việt Nam tại An-giê-ri cũng chỉ ra những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải tại thị trường Trung Đông - Châu Phi. Cụ thể, dịch Covid 19 làm cho giá dầu (nguồn thu chủ yếu) ở các nước này giảm kéo theo ngoại tệ của họ giảm đã khiến cho một số nước có chính sách giảm nhập khẩu. Trong đó, An-giê-ri đã cấm nhập khẩu một số loại trái cây như cam, quýt… khi nước này vào mùa thu hoạch.

Ngoài ra, tại Trung Đông - Châu Phi, hàng Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của nhiều quốc gia khác như: gạo, ngũ cốc (Ấn Độ), chè, cà phê, gia vị (Trung Quốc, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất), nông sản (Thái Lan, Cô-oét, Ấn Độ)…

Để hàng Việt Nam thâm nhập thành công vào thị trường Trung Đông - Châu Phi, các Tham tán thương mại Việt Nam tại khu vực này cho rằng, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường này không chỉ “đánh” vào người tiêu dùng nước sở tại mà còn hướng tới những người nước ngoài sinh sống ở đây như người Ấn Độ và các nước Châu Á khác.

Các doanh nghiệp cũng cần ứng dụng công nghệ sản xuất để sản phẩm có giá trị gia tăng cao và giảm giá thành để tăng năng lực cạnh tranh với sản phẩm của những nước khác.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động khai thác thị trường như đăng ký với Cục Xúc tiên thương mại, Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để tham gia Xúc tiến thương mại sang khối thị trường này.

Cục Xúc tiến thương mại cùng các Thương vụ cam kết sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối và tìm hiểu, xác minh thông tin về đối tác, thị trường… tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Đông - Châu Phi.

Diệu Thu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Giữa bối cảnh thị trường ô tô Trung Quốc ngày càng khốc liệt và không dễ thở với các thương hiệu phương Tây, Toyota đang tạo nên một ngoại lệ hiếm hoi. Với mẫu SUV điện bZ3X – sản phẩm hợp tác với đối tác nội địa GAC – Toyota đã chứng minh rằng, cạnh tranh tại Trung Quốc không bất khả thi nếu có chiến lược đúng đắn về sản phẩm và giá cả.
Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt lô hàng thanh long, ớt, đậu bắp xuất khẩu sang châu Âu bị ách tắc tại TP.HCM do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong phân cấp quản lý theo Thông tư mới, khiến doanh nghiệp thấp thỏm vì nguy cơ chậm giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hợp đồng.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Ninh) năm nay đánh dấu một vụ mùa bội thu. Không chỉ đạt sản lượng cao nhất trong nhiều năm, vải thiều Lục Ngạn còn hiện diện khắp các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, trong các khu công nghiệp và thị trường quốc tế... nhờ sự vào cuộc trong xúc tiến của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng địa phương.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động