Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến cho giá gạo trên thị trường châu Á lao dốc. Tuy nhiên, sau 10 tháng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt 4,9 tỉ USD và được dự báo có khả năng vượt mục tiêu 5 tỷ USD trong năm 2024.
Xuất khẩu gạo cần “vượt chướng ngại vật” để về đích Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới
 Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD
Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD. Ảnh TL

Giá gạo trong nước ngược chiều với thế giới

Sau khi Ấn Độ mở kho, giá gạo thông dụng trên thị trường châu Á lao dốc.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được chào bán ở mức từ 442 - 449 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 20/7/2023 và giảm so với mức từ 450 - 484 USD/tấn của tuần trước. Gạo trắng 5% tấm được chào bán ở mức từ 449 - 455 USD/tấn.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm tuần thứ hai liên tiếp xuống còn từ 485 - 495 USD/tấn, từ mức 510 USD/tấn của tuần trước. Các thương nhân cho rằng nguyên nhân là do đồng baht yếu và biến động tiền tệ. Một thương nhân ở Bangkok cho biết, gần đây, do gạo Thái Lan rẻ hơn nên có cơ hội thắng thầu từ Indonesia.

Ngược chiều với giá thế giới, giá gạo nguyên liệu trong nước lại tăng. Theo hệ thống khảo sát giá nông sản, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu hiện dao động ở mức 10.550 - 10.700 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 có giá 12.600 - 12.750 đồng/kg.

Lý giải nguyên nhân khiến giá gạo trong nước đang diễn biến ngược chiều so với giá gạo thế giới, ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của bão lũ trong tháng 9/2024 khiến hàng trăm héc ta lúa ở miền Bắc bị ảnh hưởng, dẫn đến nguồn cung gạo trong nước giảm. 2 tháng cuối năm, nguồn cung gạo không còn dồi dào, vì vậy một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng nhập lúa gạo từ các nước láng giềng để trả đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu gạo tháng 10 năm 2024 ước đạt 800.000 tấn với 505 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 10 tháng đạt gần 7,8 triệu tấn với 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng năm 2024 ước đạt 626,2 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước thì xuất khẩu gạo cả năm 2024 có thể tiếp tục lập kỷ lục mới và lần đầu vượt con số 5 tỷ USD, sản lượng vượt 8 triệu tấn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: "Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được 8,13 triệu tấn gạo. Với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước thì xuất khẩu gạo sẽ đạt trên 8 triệu tấn. Vừa qua, Ấn Độ đã mở cửa xuất khẩu gạo trở lại và gạo 5% tấm có sự ảnh hưởng nhất định nhưng ở chuỗi giá trị gạo chất lượng cao, Việt Nam vẫn duy trì được giá xuất khẩu tương đối tốt".

Gạo Việt tiếp tục “vững chân” tại các thị trường chủ lực

gạo Việt Nam tiếp tục giữ vị thế chủ lực khi xuất khẩu vào thị trường Philippines
Gạo Việt Nam tiếp tục giữ vị thế chủ lực khi xuất khẩu vào thị trường Philippines.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, đến cuối tháng 10/2024, gạo Việt Nam tiếp tục giữ vị thế chủ lực khi xuất khẩu vào thị trường Philippines, chiếm gần 80% lượng gạo nhập khẩu của quốc gia này.

Tính riêng từ đầu năm đến ngày 24/10/2024, Philippines nhập khẩu 380.541,58 tấn gạo, cao hơn rất nhiều so với con số 163.217,40 tấn gạo nhập khẩu trong tháng 10 năm 2023. Với xu hướng tăng trưởng này, dự báo tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong cả năm 2024 sẽ ở mức trên 4 triệu tấn, có thể đạt 4,5 triệu tấn.

"Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được 8,13 triệu tấn gạo. Với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước thì xuất khẩu gạo sẽ đạt trên 8 triệu tấn. Vừa qua, Ấn Độ đã mở cửa xuất khẩu gạo trở lại và gạo 5% tấm có sự ảnh hưởng nhất định nhưng ở chuỗi giá trị gạo chất lượng cao, Việt Nam vẫn duy trì được giá xuất khẩu tương đối tốt” - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.

Ngoài Philippines, một thị trường truyền thống khác của Việt Nam là Trung Quốc thời gian qua vẫn chưa chuyển động do giá chưa về mức kỳ vọng của họ. Dự báo vào vụ đông xuân tới, các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ quay lại thị trường. Điều này sẽ giúp gạo Việt Nam giữ đầu ra và giá ổn định.

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), việc Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo, đương nhiên sẽ kéo giá gạo của các quốc gia xuất khẩu chính trên thế giới xuống, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Công thương khuyến cáo các DN xuất khẩu gạo theo dõi sát thị trường gạo thế giới và trong nước, có tính toán thận trọng, chắc chắn khi chào giá đối với các lô hàng xuất khẩu để bảo đảm hiệu quả kinh doanh và giữ uy tín cho gạo Việt Nam.

Theo nhận định của các chuyên gia, dù giá lúa gạo vẫn thuận lợi cho các doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu năm 2024, các doanh nghiêp xuất khẩu gạo Việt Nam phải luôn đảm bảo, duy trì được chất lượng gạo giữa các lô hàng. Đồng thời phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh, tránh những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh để phá giá gạo bởi, điều đó cũng sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của đất nước.

Đánh giá về triển vọng xuất khẩu gạo cuối năm, ông Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia nông nghiệp cho hay, xuất khẩu gạo vẫn sẽ là điểm sáng của kinh tế. Do đó, doanh nghiệp phải bám sát các thông tin về diễn biến của thị trường, sự thay đổi của người tiêu dùng để tìm các thị trường ngách.

Về thị trường trong nước ghi nhận thời điểm ngày 8/11, tại các địa phương như An Giang, Đồng Tháp giao dịch bình ổn, kho mua chậm,lượng về ít, giá gạo ổn định.

Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.350 - 10.450 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.350 - 12.500 đồng/kg giảm 50 - 100 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 6.900 - 9.500 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 9.300 - 9.500 đồng/kg; giá cám khô ở mức 6.900 - 7.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg. Giá gạo thường tiếp tục ấn định trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo thơm 17.000 - 23.000 đồng/kg. Gạo Jasmine 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 21.500 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 23.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.500 đồng/kg.

Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao? Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?
Giá gạo Việt Nam bị tác động không đáng kể Giá gạo Việt Nam bị tác động không đáng kể
Thêm thách thức đối với gạo Việt Thêm thách thức đối với gạo Việt
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 - sân chơi thú vị cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 - sân chơi thú vị cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Sáng 14/11, Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024) đã khai mạc tại Cung Văn hóa hữu Nghị Việt- Xô. Triển lãm kéo dài đến ngày 16/11.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập mặt hàng này, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.
Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp (CTC) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12 - 14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản, tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân.
Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Tính đến ngày 3/10/2024, cả nước có tổng số 163 thương nhân tại 23 tỉnh, thành phố được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam trong tháng 10 để kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Cuối tuần qua, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo số một thế giới đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu với gạo trắng phi basmati. Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, đã có những nhận định về tác động của quyết định này đối với thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng.
Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Đó là đánh giá của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại về ý nghĩa và quy mô của Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc khai mạc vào sáng 29/9.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động