Xuất khẩu gạo năm 2023 có thể đạt xấp xỉ 8 triệu tấn
Ấn Độ duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo: Cơ hội cho gạo Việt tăng tốc Kim ngạch xuất khẩu gạo thiết lập kỷ lục mới Giá gạo xuất khẩu Việt Nam lên mức cao nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại đây |
Xuất khẩu gạo năm 2023 có thể đạt xấp xỉ 8 triệu tấn. |
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy 10 tháng năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7,1 triệu tấn gạo, tương ứng gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ sau 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất, ít nhất kể từ năm 2009.
Bình quân 10 tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 560 USD/tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết trước tín hiệu tích cực từ thị trường, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn hàng Thái Lan, Ấn Độ...
Dựa theo nhu cầu thế giới và lợi thế sản xuất ba tháng/vụ lúa, Bộ NN&PTNT đã linh hoạt trong tổ chức vụ Hè Thu, Thu Đông, tăng diện tích canh tác ở những nơi đủ điều kiện. Với 85-90% giống cho năng suất và chất lượng cao, sản lượng lúa năm 2023 dự kiến đạt 43 triệu tấn.
Ngoài cung ứng cho thị trường nội địa, chế biến, chăn nuôi, dự trữ, giống, Việt Nam có thể đảm bảo xuất khẩu khoảng 7,5-8 triệu tấn gạo, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới.
Từ kết quả 10 tháng năm 2023, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự báo lượng xuất khẩu gạo năm 2023 có thể đạt xấp xỉ 8 triệu tấn.
Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy tính đến ngày 1/11, gạo tấm 5% của Việt Nam đang được xuất khẩu với giá 653 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt là 93 USD/tấn và 90 USD/tấn.
Tương tự, Việt Nam cũng đang dẫn đầu về giá bán gạo 25% tấm với 638 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan 118 USD/tấn và hơn hàng Paskistan 150 USD/tấn.
Trường hợp, Ấn Độ chưa dỡ các lệnh hạn chế xuất khẩu gạo, các nhà nhập khẩu lớn như Philippines, Indonesia vẫn có nhu cầu gom thêm lương thực, cơ hội bán hàng của các doanh nghiệp Việt Nam có thể được “gối đầu” sang năm 2024.
Giá lúa trong dân đang cao kỷ lục. |
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá lúa trong dân đang cao kỷ lục đẩy giá gạo nội địa cao hơn giá xuất khẩu. Đây cũng là lý do khiến giá gạo xuất khẩu Việt Nam liên tục lội ngược dòng thế giới. Nguồn cung đáp ứng thấp mà giá lại leo thang khiến nhiều doanh nghiệp Việt không dám ký thêm hợp đồng xuất khẩu mới.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, khu vực châu Á nói chung sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới trong bối cảnh tình trạng căng thẳng nguồn cung gạo vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện.
Trước diễn biến giá gạo trong nước và xuất khẩu đều tăng, ông Nguyễn Như Cường - cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết đến hết tháng 10, vụ thu đông đã thu hoạch được 0,28 triệu ha (tương đương 1,62 triệu tấn thóc).
Hiện còn khoảng 0,4 triệu ha (sản lượng dự kiến gần 2,2 triệu tấn) cho thu hoạch từ nay đến tháng 12.
Với lúa mùa, cả nước đã thu hoạch được khoảng 1 triệu ha, tương đương 5,71 triệu tấn.
Do đó, Việt Nam không lo thiếu gạo cho thị trường nội địa cũng như đảm bảo mục tiêu xuất khẩu.
Với vụ đông xuân 2023-2024, ông Cường cho biết dự kiến cả nước gieo trồng gần 3 triệu ha, giảm 10.000ha so với vụ trước.
Thị trường gạo thế giới sôi động trở lại |
Việt Nam sẽ ký Hiệp định thương mại gạo với Indonesia, Philippines |
Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam lập đỉnh mới sau 34 năm |