Việt Nam tiên phong phát triển lúa gạo phát thải thấp: Động lực mới cho nông nghiệp xanh

Trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, ngành lúa gạo – trụ cột an ninh lương thực và xuất khẩu – đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải chuyển mình. Những mô hình sản xuất phát thải thấp, thân thiện với môi trường đang được triển khai rộng rãi, tạo nền tảng cho phát triển nông nghiệp bền vững và tăng trưởng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu không làm khó người dân vay vốn sản xuất lúa gạo Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xanh, hướng tới thị trường cao cấp
Ông Nguyễn Cao Khải - Giám đốc HTX Tiến Thuận giới thiệu với cán bộ Agribank về những ưu điểm khi trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Ông Nguyễn Cao Khải - Giám đốc HTX Tiến Thuận (Cần Thơ) giới thiệu với cán bộ Agribank về những ưu điểm khi trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Ảnh Agribank

Lúa gạo Việt Nam trước thách thức chuyển đổi xanh

Ngành lúa gạo không chỉ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia mà còn đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế. Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 9 triệu tấn gạo, thu về 5,66 tỷ USD. Tuy nhiên, thách thức về môi trường đang hiện hữu khi canh tác lúa chiếm tới 48% tổng phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp, trong đó metan (CH₄) chiếm hơn 75% – loại khí có tác động mạnh gấp nhiều lần so với CO₂.

Trước thực trạng đó, các mô hình sản xuất phát thải thấp như kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ (AWD), xử lý rơm rạ thay vì đốt, đang cho thấy hiệu quả rõ rệt: vừa giảm phát thải, tiết kiệm nước, vừa nâng cao năng suất. Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nhận định hiệu quả mô hình phụ thuộc lớn vào điều kiện thủy lợi và địa hình. “Ngay cả khi chỉ áp dụng được 50-70% quy trình kỹ thuật nhưng có hiệu quả giảm phát thải thì cũng nên được khuyến khích”, ông nhấn mạnh.

Chiến lược dài hạn của ngành hiện nay là triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL. Ông Lê Thanh Tùng – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam – đánh giá đây là bước đi chiến lược, mang tính khả thi cao. Tuy vậy, sau một năm triển khai, vẫn còn nhiều thách thức: chuỗi giá trị thiếu đồng bộ, doanh nghiệp tiêu thụ tham gia chưa sâu, quy mô mô hình còn hạn chế, thiếu công cụ đo lường phát thải, khó tiếp cận thị trường tín chỉ carbon.

Tại Hội thảo quốc tế ngày 19/5 ở Hà Nội, các chuyên gia IRRI, GIZ, ISPAE đều khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong chuyển đổi xanh ngành lúa gạo. TS. Jongsoo Shin – Giám đốc khu vực châu Á của IRRI – nhấn mạnh: Việt Nam có tiềm năng lớn trong phát triển các mô hình lúa xanh, đáp ứng mục tiêu kép: giảm phát thải và nâng cao sinh kế nông dân.

Từ mô hình thí điểm đến hiện thực hóa một triệu ha lúa xanh

Mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Hiện nay, những mô hình canh tác bền vững như mô hình SRI, AWD, quản lý dịch hại tổng hợp và sử dụng phân bón hiệu quả đang giúp tiết kiệm nước, giảm giống gieo sạ 70–90%, nâng cao năng suất và chất lượng gạo. Đề án 1 triệu ha đặt mục tiêu đến năm 2030 mở rộng 820.000 ha lúa phát thải thấp, giúp tiết kiệm khoảng 9.500 tỷ đồng, giảm 30% chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận 50% và giảm 10% phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, một bài toán khó được đặt ra là xử lý lượng rơm rạ lên tới 24 triệu tấn/năm tại vựa lúa miền Tây – trong đó chỉ 30% được thu gom, phần còn lại gây ô nhiễm nếu bị đốt hoặc vùi không đúng cách. IRRI giới thiệu giải pháp máy trộn rơm rạ công suất cao, đồng thời phát triển kinh tế tuần hoàn bằng cách biến rơm rạ thành năng lượng sinh khối hoặc phân bón hữu cơ, tạo giá trị gia tăng.

Tại Bạc Liêu – một trong những địa phương triển khai sớm đề án – hiện đã có 40.000 ha lúa phát thải thấp. Trong năm 2025, tỉnh dự kiến phát triển thêm 20.000 ha. Theo ông Phạm Văn Mười – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, sản xuất xanh không chỉ nâng giá trị hạt gạo mà còn mở ra cơ hội lớn cho nông dân trong thị trường tín chỉ carbon. “Nếu giá trị gạo tăng gấp đôi nhờ phát thải thấp, đây sẽ là đòn bẩy phát triển đột phá cho ngành hàng lúa gạo”, ông nói.

Tại Cần Thơ, Hợp tác xã Tiến Thuận triển khai 50ha lúa phát thải thấp đã đạt hiệu quả tích cực, mở rộng thêm 20ha trong niên vụ mới. Kết quả này thể hiện tính khả thi của mô hình và cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ nếu có chính sách đồng hành phù hợp.

Để nhân rộng mô hình, các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức nông dân, đồng thời hỗ trợ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thủy lợi và giao thông nông thôn. Sự vào cuộc của doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu là mắt xích quan trọng tạo thị trường ổn định. Ngoài ra, việc xây dựng công cụ minh bạch để xác nhận giảm phát thải là điều kiện cần để Việt Nam bước vào thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.

Giá lúa gạo giảm sâu, nông dân lo mất Tết, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì? Giá lúa gạo giảm sâu, nông dân lo mất Tết, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?
Bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đề xuất trao quyền cho vay đặc biệt 0% lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước

Đề xuất trao quyền cho vay đặc biệt 0% lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước

Sáng 20/5, trình bày trước Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết cơ quan soạn thảo đề xuất phân quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%, không cần tài sản bảo đảm, từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước. Dự luật cũng bổ sung quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm với các khoản nợ xấu.
Lãi suất thấp: Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Lãi suất thấp: Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Giữ mặt bằng lãi suất thấp đang là công cụ điều hành quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc giữ cân đối dòng tiền, duy trì lợi nhuận và đối phó với biến động thị trường lại đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng.
Sẽ xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Sẽ xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh trên sàn TMĐT chưa thực hiện kê khai và nộp thuế đầy đủ. Trước tình hình này, Cục Thuế đã gửi thư ngỏ tới doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân về việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong kinh doanh thương mại điện tử và trên nền tảng số.
Đề xuất phạt đến 200 triệu đồng với hành vi mua bán tài khoản ngân hàng

Đề xuất phạt đến 200 triệu đồng với hành vi mua bán tài khoản ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, với đề xuất tăng mạnh mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tài khoản ngân hàng, ví điện tử và hoạt động thanh toán.
TP.HCM thí điểm mô hình mới trong phát triển nhà ở thương mại

TP.HCM thí điểm mô hình mới trong phát triển nhà ở thương mại

UBND TP.HCM vừa chính thức ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định 75/ 2025/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết thực hiện Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm phát triển dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất.
Từ ngày 1/7, thẻ ATM dải từ bị “khai tử” trên toàn quốc

Từ ngày 1/7, thẻ ATM dải từ bị “khai tử” trên toàn quốc

Từ ngày 1/7/2025, các ngân hàng thương mại sẽ ngừng hỗ trợ giao dịch với thẻ ATM dùng dải từ và tạm khóa tài khoản doanh nghiệp chưa cập nhật thông tin sinh trắc học. Động thái này nhằm thực hiện lộ trình chuyển đổi số của Ngân hàng Nhà nước, hướng đến hệ thống thanh toán hiện đại, an toàn.
Chuẩn bị ban hành Thông tư mới về xuất khẩu gạo: Bỏ điều 26 Thông tư 42

Chuẩn bị ban hành Thông tư mới về xuất khẩu gạo: Bỏ điều 26 Thông tư 42

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một văn kiện mang tầm chiến lược, mà còn mở ra cơ hội bứt phá mạnh mẽ cho thị trường bất động sản Việt Nam – lĩnh vực vốn đang gặp nhiều rào cản pháp lý và thủ tục hành chính.
Tổng dư nợ tín dụng tại TP.HCM lập kỷ lục, lần đầu vượt mốc 4 triệu tỷ đồng

Tổng dư nợ tín dụng tại TP.HCM lập kỷ lục, lần đầu vượt mốc 4 triệu tỷ đồng

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, trong 4 tháng đầu năm 2025, dư nợ tín dụng của các ngân hàng tại TP.HCM lần đầu tiên vượt mốc 4 triệu tỷ đồng. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế thành phố đang phục hồi mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 và các biến động từ nền kinh tế toàn cầu.
Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% không kèm điều kiện đặc biệt

Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% không kèm điều kiện đặc biệt

Cập nhật biểu lãi suất huy động mới nhất cho thấy, thị trường hiện có 8 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6%/năm trở lên. Tuy nhiên, 3 trong số đó yêu cầu số tiền gửi tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên để được hưởng mức lãi suất đặc biệt. Như vậy, chỉ còn 5 ngân hàng áp dụng mức lãi suất từ 6% cho các kỳ hạn dài mà không đi kèm điều kiện đặc biệt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động