Triển khai Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chất lượng cao - Chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo

Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chất lượng cao hướng tới khắc phục tính manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL. Đề án xác định yêu cầu tiên quyết “chuyên nghiệp hoá ngành hàng lúa gạo”, thông qua việc hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, cập nhật tri thức, kỹ năng cho nông dân; nâng cao năng lực quản trị, khả năng hợp tác của những tổ chức nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, đủ năng lực liên kết bền vững với doanh nghiệp.
Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ tiếp đà khởi sắc Doanh nghiệp thu mua cầm chừng, giá gạo trong nước liên tục giảm mạnh Tình trạng thiếu gạo trên toàn cầu sẽ tồi tệ hơn, cơ hội của Việt Nam?
Đề án xác định yêu cầu tiên quyết: “chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo”, thông qua việc hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. (Ảnh minh họa)
Đề án xác định yêu cầu tiên quyết: “chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo”, thông qua việc hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. (Ảnh minh họa)

Ngày 5/2 tại Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Thực hiện “Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các Bộ, Ngành, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long; doanh nghiệp xuất khẩu gạo và các tổ chức quốc tế.

Phát triển lúa gạo tích hợp đa giá trị

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Lê Minh Hoan cho rằng, để triển khai đề án một cách hiệu quả, đồng bộ cần nhất quán về mục tiêu, đồng thuận trong hành động. “Thịnh vượng khởi đầu từ người trồng lúa – Vì người tiêu dùng – Vì môi trường xanh luôn là mối quan tâm xuyên suốt của đề án", ông Hoan nói.

Bên cạnh các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng, theo ông Hoan, đề án còn hướng tới việc chuyển đổi theo tư duy kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá giống, quy trình canh tác, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch; chuẩn hoá mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Từ tăng trưởng đơn giá trị, lấy giá cả hạt gạo làm mục tiêu, đề án đặt mục tiêu tăng trưởng tích hợp đa giá trị, gắn với tăng trưởng xanh, nông nghiệp tuần hoàn, theo chuỗi ngành hàng.

Đề án cũng hướng tới khắc phục tính manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL. Đề án xác định yêu cầu tiên quyết “chuyên nghiệp hoá ngành hàng lúa gạo”, thông qua việc hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, cập nhật tri thức, kỹ năng cho nông dân; nâng cao năng lực quản trị, khả năng hợp tác của những tổ chức nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, đủ năng lực liên kết bền vững với doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Trần Thanh Nam nhấn mạnh: ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng lúa ổn định ở mức 24-25 triệu tấn/năm, chiếm trên 55% sản lượng lúa, 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Sản xuất lúa gạo góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu hộ nông dân trong vùng.

Nhiều chương trình, dự án, mô hình sản xuất lúa tiên tiến, thân thiện với môi trường đã được áp dụng trong khu vực. Tuy nhiên, theo ông Nam, ngành hàng lúa gạo ĐBSCL còn hạn chế như: Chưa có nhiều vùng chuyên canh lúa tập trung, quy mô lớn; Chưa có sự liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị giữa người trồng lúa với hợp tác xã, doanh nghiệp; Canh tác lúa chưa bền vững do người nông dân còn sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, gây ảnh hưởng đến môi trường, tăng phát thải khí nhà kính…

Do đó, ông Nam khẳng định, Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 được phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đề án nhằm định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL và hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn, ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Cuộc chơi lớn có nhiều thời cơ, thách thức

Triển khai Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chất lượng cao - Chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang Chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030". Ảnh: VGP

Chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng hôm nay bàn về hạt gạo với xu hướng mới, tư duy mới, cách làm mới trong bối cảnh thời đại mới. Phó thủ tướng lưu ý các bộ, ngành và các địa phương đây là cuộc chơi lớn, có nhiều thời cơ, thách thức khác nhau và sẽ bị tác động bởi thị trường.

Phó thủ tướng đề nghị các bộ, ngành thực hiện 10 từ: "hết lòng - tuân thủ - linh hoạt - hợp tác - kiểm soát".

"Hợp tác có thể là sự phối hợp giữa trung ương và địa phương hay các doanh nghiệp. Nếu các anh không hợp tác sẽ thất bại, còn nếu hợp tác tốt trong đề án sẽ tạo sức mạnh rất lớn. Xin mọi người hãy kiểm soát.

Tức là xem xét lại để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế. Trước mắt, tôi sẽ ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị để trình Thủ tướng", phó thủ tướng nói.

Còn ông Huỳnh Văn Thòn - chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời - tin tưởng đề án ra đời sẽ tạo động lực rất lớn cho ngành nông nghiệp.

"Đề án 1 triệu ha lúa này được xem là 'ánh sáng cuối đường hầm' cho chúng tôi. Vì ở đó, tôi đã nhìn thấy nó là hệ sinh thái cộng sinh, liên quan đến mọi thành phần từ nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước.

Đề án sẽ khắc phục yếu kém từ bài học của cánh đồng mẫu lớn vừa qua", ông Thòn nói.

"Đề án phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" sẽ được triển khai tại 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, được triển khai theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2024-2025) tập trung củng cố các diện tích đã có của dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000 héc ta.

Giai đoạn 2 (2026-2030) xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 820.000 héc ta.

Mục tiêu của đề án là giảm 20% chi phí đầu vào sản xuất lúa của các hộ nông dân khoảng 9.500 tỉ đồng. Việc áp dụng các quy trình xử lý và tái chế phụ phẩm, xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp sẽ góp phần nâng cao giá trị toàn chuỗi lúa gạo trên 40%, trong đó tỉ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%.

Giá gạo neo ở mức cao, doanh nghiệp xuất khẩu e ngại ký hợp đồng mới Giá gạo neo ở mức cao, doanh nghiệp xuất khẩu e ngại ký hợp đồng mới
Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Tiếp tục xu hướng tăng với lúa gần ngày cắt Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Tiếp tục xu hướng tăng với lúa gần ngày cắt
Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1: Giá gạo giảm, giá lúa vẫn neo cao Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1: Giá gạo giảm, giá lúa vẫn neo cao
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường vàng tuần tới: Kỳ vọng tăng tiếp, nhưng còn nhiều ẩn số

Thị trường vàng tuần tới: Kỳ vọng tăng tiếp, nhưng còn nhiều ẩn số

Sáng nay 11/5, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh, lên tới 122 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá vàng nhẫn và trang sức cũng tăng theo. Trên thị trường quốc tế, giá vàng vọt lên hơn 3.300 USD/ounce, bất chấp đồng USD phục hồi, do lo ngại về tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu.
Giá điện tăng lên 2.204 đồng/kWh từ 10/5: Hộ dân trả thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Giá điện tăng lên 2.204 đồng/kWh từ 10/5: Hộ dân trả thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Từ ngày 10/5/2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%, từ mức 2.103,1159 đồng/kWh lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tương đương tăng hơn 100 đồng/kWh. Mức tăng này tương tự hồi tháng 10/2024.
Dòng người chen mua vàng giữa lúc giá hạ, chuyên gia cảnh báo rủi ro

Dòng người chen mua vàng giữa lúc giá hạ, chuyên gia cảnh báo rủi ro

Sáng 9/5, giá vàng trong nước giảm tới 1 triệu đồng/lượng, tại nhiều cửa hàng lớn ở Hà Nội, người dân lại đổ xô xếp hàng mua vàng. Trước diễn biến khó lường của thị trường, các chuyên gia cảnh báo rủi ro đầu cơ và khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng.
Giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp, chuyên gia dự báo khó tăng trong tuần tới

Giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp, chuyên gia dự báo khó tăng trong tuần tới

Giá vàng thế giới đã có tuần giảm thứ 2 liên tiếp sau chuỗi tăng giá "khủng" lên đỉnh kỷ lục 3.500 USD/ounce. Trong khi các nhà đầu tư lạc quan, giới chuyên gia lại cho rằng khó tăng những ngày tới.
Xuất khẩu giảm sâu, nhà vườn đem sầu riêng ra ven đường bán để tránh thua lỗ

Xuất khẩu giảm sâu, nhà vườn đem sầu riêng ra ven đường bán để tránh thua lỗ

Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu, nhiều nhà vườn ở huyện Phong Điền (TP Cần Thơ), Châu Thành A (Hậu Giang) đã trực tiếp mang sầu riêng ra ven Quốc lộ 61C (tuyến đường nối Cần Thơ – Vị Thanh) để bán.
Nhu cầu vàng của Việt Nam giảm mạnh trong bối cảnh giá cao ngất ngưởng

Nhu cầu vàng của Việt Nam giảm mạnh trong bối cảnh giá cao ngất ngưởng

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 12 tấn vàng trong quý I/2025.
Lùi thời gian điều chỉnh giá xăng sang chiều ngày 5/5

Lùi thời gian điều chỉnh giá xăng sang chiều ngày 5/5

Theo quy định hiện hành, thứ năm ngày 1/5/2025 là ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động (ngày nghỉ lễ thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025). Do vậy, việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 24/4/2025 sẽ được thực hiện vào thứ hai ngày 5/5/2025 (ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ).
Giá vàng được dự báo tăng hay giảm trong tuần này?

Giá vàng được dự báo tăng hay giảm trong tuần này?

Mở cửa phiên giao dịch sáng 28/4, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm, tuy nhiên giá trong nước hiện vẫn đi xuống khá chậm.
Giá vàng thời gian tới thăng hoa hay tụt dốc?

Giá vàng thời gian tới thăng hoa hay tụt dốc?

Trong khi Saxo Bank vừa điều chỉnh nâng dự báo giá vàng thế giới năm 2025 lên mức 3.500 USD/ounce. Trong nước, các chuyên gia cho rằng, giá vàng có thể giảm xuống khoảng 110 triệu đồng/lượng.
Thị trường bán lẻ chờ cú hích từ dịp lễ 30/4 và 1/5

Thị trường bán lẻ chờ cú hích từ dịp lễ 30/4 và 1/5

Theo các nhà bán lẻ, quý I vừa qua, giá trị giỏ hàng của người tiêu dùng đã tăng khoảng 9%, phản ánh tín hiệu phục hồi ban đầu của tiêu dùng nội địa. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem là "cú chạy đà" quan trọng, với hàng loạt chương trình giảm giá hấp dẫn thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy sức mua.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động