Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1: Giá gạo giảm, giá lúa vẫn neo cao
Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1: Giá gạo giảm, giá lúa vẫn neo cao. |
Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long quay đầu giảm mạnh với gạo nguyên liệu.
Theo đó, tại An Cư, Cái Bè (Tiền Giang), giá gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 ở mức 14.700 – 14.900 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 dao động quanh mức 14.300 - 14.500 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; ST 24 ở mức 18.500 – 19.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), giá gạo các loại cũng quay đầu giảm. Theo đó, gạo thơm ở mức 14.00 – 14.500 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; thơm đẹp 14.500 – 14.700 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; gạo OM 5451 14.300 – 14.500 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; IR 504 ở mức 13.000 – 13.100 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; gạo ST 24 giảm 500 đồng/kg xuống còn 18.200 – 18.700 đồng/kg; ST 21 giảm 300 đồng/kg xuống còn 17.500 - 17.800 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa IR 504 ở mức 8.900 – 9.100 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 duy trì quanh mốc 9.600 - 9.800 đồng/kg; OM 18 ở mức 9.600 - 9.800 đồng/kg; OM 5451 ở mức 9.500 - 9.700 đồng/kg; Nàng Hoa 9 duy trì ổn định ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg; lúa OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg.
Tại các kho xuất khẩu, giá gạo không có biến động. Theo đó, giá gạo nguyên liệu IR 504 Việt duy trì ở mức 13.050 - 13.150 đồng/kg; gạo nguyên liệu dao động ở mức 12.900 - 13.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu Sóc Trăng ở mức 12.250 - 12.350 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 ở mức 13.700 - 13.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 ở mức 14.050 - 14.150 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm với gạo 25% tấm. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo 25% tấm ở mức 624 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn, trong khi đó gạo 5% tấm giữ ổn định ở mức 653 USD/tấn.
Sơn La triển khai mô hình sản xuất gạo thích ứng với biến đổi khí hậu
Toàn tỉnh hiện có trên 1 triệu ha đất nông nghiệp. Việc canh tác còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, theo báo Sơn La.
Ông Trần Dũng Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành đã nỗ lực thay đổi tư duy sản xuất, từ làm theo kinh nghiệm, thuận tự nhiên sang áp dụng khoa học kỹ thuật.
Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp để thích ứng với những thay đổi về khí hậu, ứng phó với thiên tai ngày một gia tăng và khó lường. Đồng thời, chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất mùa vụ trong điều kiện thời tiết bất lợi, ông cho biết thêm.
Đối với vụ xuân hè, ngành Nông nghiệp đã đề nghị các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn; ưu tiên thu hoạch trước diện tích lúa vùng có nguy cơ bị ngập úng, xảy ra lũ quét, với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Đối với vụ mùa, tăng cường cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch đến đâu làm đất đến đó, kết hợp sử dụng các chế phẩm phân hủy rơm rạ để tránh gây hiện tượng ngộ độc trong đất, ảnh hưởng đến lúa cấy vụ mùa. Triển khai gieo cấy lúa vụ mùa đúng lịch và khung thời vụ; sử dụng cơ cấu giống lúa ngắn ngày, chất lượng và một số giống lúa kháng bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.
Theo đó, dự án đã giúp các hộ thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, trong canh tác lúa giảm được 60-80% lượng giống; giảm 10-20% phân bón hóa học; giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật so với canh tác truyền thống.