Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL là sự thay đổi to lớn đối với ngành lúa gạo

Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long”, được xem là sự thay đổi to lớn đối với ngành lúa gạo, đó là khẳng định của Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế Tô Việt Châu tại Hội thảo thảo “Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tổ chức vào sáng 3/4 tại Thành phố Cần Thơ. Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long”, được xem là sự thay đổi to lớn đối với ngành lúa gạo, đó là khẳng định của Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế Tô Việt Châu tại Hội thảo thảo “Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tổ chức vào sáng 3/4 tại Thành phố Cần Thơ.
Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/3: Lúa gạo biến động trái chiều
Hầu hết diện tích lúa Đông Xuân 2023-2024 tham gia đề án đều đã thu hoạch và đạt năng suất cao.
Hầu hết diện tích lúa Đông Xuân 2023-2024 tham gia đề án đều đã thu hoạch và đạt năng suất cao.

Hội thảo nhằm xác định vai trò, vị trí của khối công và khối tư trong triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng công Cửu Long đến năm 2030"; Đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách, cơ chế hợp tác giữa các bên; chia sẻ giới thiệu quy trình, công nghệ, sản phẩm, mô hình và kế hoạch phối hợp của một số đối tác phục vụ triển khai Đề án.

Phát triển lúa gạo đa giá trị

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao đặt ra mục tiêu tăng trưởng tích hợp đa giá trị, gắn với mô hình tăng trưởng xanh, nông nghiệp tuần hoàn, theo chuỗi ngành hàng và sẽ khắc phục tính phân mảnh, manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đề án xác định yêu cầu tiên quyết là "chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo"...

Đề án tập trung vào các giải pháp liên kết ngành hàng lúa gạo trong vùng, từ không gian liên kết cấp vùng, hình thành các cụm liên kết ngành lúa gạo, kết nối thị trường, kiến thức kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn. Đề án mong muốn tạo dựng hình ảnh một ngành hàng lúa gạo "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"...

"Đề án không chỉ mang yếu tố kỹ thuật đơn thuần, mà tích hợp đa dạng yếu tố kinh tế - xã hội. Trong đó người nông dân có năng lực hợp tác là trung tâm; doanh nghiệp có vai trò liên kết, kết nối dẫn dắt thị trường; các chuyên gia, nhà khoa học khuyến nghị, hướng dẫn ứng dụng chuẩn hóa, Nhà nước đóng vai trò khởi tạo và hỗ trợ bằng cơ chế chính sách", ông Hoan nói.

Ông Huỳnh Văn Thòn - chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời - tin tưởng đề án ra đời sẽ tạo động lực rất lớn cho ngành nông nghiệp.

Hội thảo “Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL”
Hội thảo “Hợp tác công tư phục vụ triển khai Đề án một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL”

"Đề án 1 triệu ha lúa này được xem là 'ánh sáng cuối đường hầm' cho chúng tôi. Vì ở đó, tôi đã nhìn thấy nó là hệ sinh thái cộng sinh, liên quan đến mọi thành phần từ nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước.

Đề án sẽ khắc phục yếu kém từ bài học của cánh đồng mẫu lớn vừa qua", ông Thòn nói.

Nói về Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Chúng ta bàn về câu chuyện hạt gạo với một tư duy mới, một cách làm mới, đó là xu thế, yêu cầu mới đòi hỏi chúng ta phải làm.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng lưu ý 10 chữ trong thực hiện đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là “hết lòng” phải hết lòng với đề án từ Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và sau đó là doanh nghiệp để cùng thúc đẩy để người nông dân hết lòng với đề án. Tiếp theo là hai chữ “tuân thủ” vì nếu không tuân thủ kế hoạch, nguyên tắc, quy định, tiêu chuẩn thì chúng ta thất bại. Hai chữ tiếp theo là “linh hoạt”, phải tuân thủ trong nguyên tắc nhưng phải linh hoạt trong cách ứng xử vì thị trường luôn luôn biến động, việc linh hoạt để phù hợp với từng vùng, từng địa phương.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng nhấn mạnh hai chữ tiếp theo là sự “hợp tác”, sự hợp tác này giữa các cơ quan Trung ương với nhau, với các địa phương và sự hợp tác của các doanh nghiệp, nếu hợp tác, phối hợp tốt, lồng ghép tốt các chương trình sẽ tạo được sức mạnh và chúng ta cùng thắng. Và hai chữ cuối được Phó Thủ tướng nhắc tới là “kiểm soát”, phải có sự kiểm soát để không bị lệch hướng và kịp thời điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế đang biến động từng ngày.

Giải pháp then chốt là đẩy mạnh thu hút đầu tư

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tại 12 tỉnh, thành triển khai Đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa, đến thời điểm hiện tại đã thành lập được hơn 900 tổ khuyến nông cộng đồng với trên 10.000 thành viên. Đề án sẽ đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cộng đồng để đào tạo lại nông dân tại các địa phương tham gia. Trong đó, giai đoạn 2024 – 2025 sẽ đào tạo khoảng 3.000 cán bộ và giai đoạn 2026 – 2030 đào tạo từ 8.000 đến 10.000 cán bộ triển khai theo dõi, thu thập và cung cấp thông tin.

Nhiệm vụ của khuyến nông cộng đồng sẽ tư vấn, hỗ trợ người nông dân, hợp tác xã chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; Xây dựng kế hoạch sản xuất; Hướng dẫn nông dân, hợp tác xã tham gia thực hiện các dự án khuyến nông trong vùng nguyên liệu; Kết nối thị trường; Tư vấn, hỗ trợ thành lập hợp tác xã nông nghiệp và hỗ trợ hợp tác xã tham gia thị trường, liên kết chuỗi giá trị, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng thương hiệu sản phẩm, áp dụng công cụ thúc đẩy thương mại sản phẩm.

Theo ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thành lập nhóm Đối tác công tư ngành hàng lúa gạo sẽ góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam và nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo thông qua chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, tăng thu hút đầu tư và tăng cường hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp và lương thực thông qua áp dụng công nghệ và kết nối đổi mới sáng tạo mang lại lợi ích cho nông dân và nông nghiệp Việt Nam.

Ông Châu nhấn mạnh, Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long”, được xem là sự thay đổi to lớn đối với ngành lúa gạo, Việt Nam cần phải có những nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ mà cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia. Trong đó, một trong những giải pháp then chốt được ưu tiên thực hiện là đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư”.

Theo ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt, muốn phát triển lúa gạo vùng ĐBSCL, doanh nghiệp phải đóng một vai trò rất quan trọng, là trung tâm thúc đẩy nhưng doanh nghiệp của chúng ta còn thiếu vốn để đầu tư vào hạ tầng logistic, chuyển giao công nghệ chế biến sản phẩm từ gạo và các phế phụ phẩm nông nghiệp.

“Đặc biệt, sản xuất lúa gạo mang tính thời vụ, khoảng 3 tháng là thu mua và việc thu mua trong một thời gian ngắn cần rất nhiều tiền. Nếu chúng ta không thu mua kịp, lúa gạo sẽ giảm chất lượng, nếu vậy, vấn đề đó thì giải quyết như thế nào?” – ông Cường nêu lên các vấn đề cần giải quyết trong Đề án.

Thêm nữa là vấn đề về nông dân, rõ ràng người nông dân vốn đầu tư vào sản xuất còn hạn chế. “Bây giờ có thể nói nông dân ở ĐBSCL, việc áp dụng quy trình kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào các chủ hàng bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và giống hơn là các cán bộ hướng dẫn khuyến nông. Vì các chủ ở đại lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, bỏ tiền ra bán chịu cho bà con nông dân nên bà con nghe theo. Vậy thì chúng ta giải quyết tình trạng này như thế nào” – ông Cường nêu ý kiến.

Do vậy, ở đây, ông Cường cho rằng, đối với Đề án, chúng ta cần xác định được các “điểm nghẽn” của sản xuất lúa vùng ĐBSCL và phải giải quyết được các “điểm nghẽn” đó, tự nhiên sẽ thúc đẩy được ngành hàng lúa gạo ĐBSCL. Và các chính sách, cơ chế gì để chúng ta giải quyết được các điểm nghẽn?.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo
Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Xây dựng hình ảnh ngành lúa gạo Việt Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Xây dựng hình ảnh ngành lúa gạo Việt "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"
Thị trường lúa gạo giao dịch sôi động phiên đầu tuần Thị trường lúa gạo giao dịch sôi động phiên đầu tuần

Đề án một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Đề án được triển khai tại 12 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, giai đoạn 1 (2024 - 2025) sẽ tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000 héc ta, bao gồm công tác tập huấn, xây dựng kế hoạch, xây dựng hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, kiểm đếm và thí điểm cấp tín chỉ các-bon cho những vùng lúa đạt chuẩn, củng cố các hợp tác xã, duy tu bảo dưỡng một số công trình và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026 - 2030.

Giai đoạn 2 (2026 - 2030) xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 820.000 ha. Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng, các chuyên gia dự báo tiếp tục tăng

Giá vàng tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng, các chuyên gia dự báo tiếp tục tăng

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay 15/4, giá vàng SJC tiếp tục tăng vọt, lên đỉnh cao kỷ lục mới gần 108 triệu đồng/lượng, đắt hơn nhẫn trơn 2,5 triệu đồng mỗi lượng (bán ra). Giá vàng thế giới cũng bật tăng trở lại.
Tiêu bị mất mùa nên nhiều nông dân tin rằng sẽ được giá

Tiêu bị mất mùa nên nhiều nông dân tin rằng sẽ được giá

Giá tiêu hôm nay 15/4 tại một số vùng trồng trọng điểm không thay đổi so với hôm qua, hiện giao dịch ở mức 154,000 - 157,000 đồng/kg. Vụ thu hoạch đang vào giai đoạn cuối, đa phần nông dân nhận thấy tiêu bị mất mùa nên tin rằng sẽ được giá.
Giá heo hơi tăng nhẹ tại một số địa phương phía Bắc

Giá heo hơi tăng nhẹ tại một số địa phương phía Bắc

Giá heo hơi hôm nay 15/4, tiếp tục tăng tại miền Bắc 2.000 đồng/kg, đưa giá lên mốc 70.000 đồng/kg. Còn giá heo hơi tại miền Trung và Nam giữ mức cao ổn định. Theo khảo sát, heo hơi trên toàn quốc đang được mua bán trong khoảng 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Vượt bão thuế quan, giá cà phê tăng mạnh trở lại

Vượt bão thuế quan, giá cà phê tăng mạnh trở lại

Giá cà phê hôm nay 15/4 tiếp tục tăng từ 200 đến 600 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 124.300 - 125.200 đồng/kg.
Giá vàng lập đỉnh mới 107,5 triệu đồng/lượng, chuyên gia dự báo gì?

Giá vàng lập đỉnh mới 107,5 triệu đồng/lượng, chuyên gia dự báo gì?

Chiều nay 14/4, giá vàng miếng SJC lập kỷ lục mới ở 107,5 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, giá vàng miếng SJC bất ngờ cao hơn giá vàng nhẫn 9999 đến 2,5 triệu đồng/lượng.
Xuất khẩu sầu riêng tiếp tục gặp khó, nhà vườn lao đao

Xuất khẩu sầu riêng tiếp tục gặp khó, nhà vườn lao đao

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm mạnh. Tình hình xuất khẩu tiếp tục gặp khó khiến các doanh nghiệp, thương lái và nhà vườn lao đao.
Gạo Việt Nam vẫn sẽ là nguồn nhập khẩu chính của Philippines

Gạo Việt Nam vẫn sẽ là nguồn nhập khẩu chính của Philippines

Trong những năm qua, Philippines luôn là một trong số những quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Năm 2025, trước tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết và những thiên tai, dịch họa khó lường, dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines vẫn ở mức cao, đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Giá vàng lập đỉnh mới 107 triệu đồng/lượng

Giá vàng lập đỉnh mới 107 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 14/4 trên thế giới tiếp tục tăng thẳng đứng, kéo giá vàng SJC vọt lên 107 triệu đồng/lượng. Hiện vàng trong nước đắt hơn thế giới từ 4 - 5 triệu đồng/lượng.
Giá heo hơi tiếp tục tăng tại một số địa phương

Giá heo hơi tiếp tục tăng tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 14/4, tiếp tục chứng kiến sự điều chỉnh theo chiều đi lên tại một số địa phương. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi trên cả nước đang được bán ra trong khoảng 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu tăng cao sau tuần lượn sóng

Giá tiêu tăng cao sau tuần lượn sóng

Giá tiêu trong nước tăng từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg so với tuần trước, hiện giao dịch trong khoảng 154.000 – 157.000 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động