Vì sao dự án 800ha có nguồn gốc đất quốc phòng của đại gia Lê Văn Kiểm phải nộp thêm 354 tỷ tiền sử dụng đất?

Vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa đã vừa có quyết định về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh. Theo đó, Chủ đầu tư dự án này phải nộp bổ sung 354 tỉ đồng sau khi UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt giá đất.

Chủ đầu tư phải nộp bổ sung 354 tỷ

Theo Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa cho biết, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh (KN Paradise). Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa khẳng định, do dự án The Lotus Cam Ranh đã được quy hoạch xây dựng chi tiết, điều chỉnh loại đất, nên tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt tính tiền sử dụng đất, thuê đất đối với dự án này.

Được biết, sau khi xem xét kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, UBND tỉnh Khánh Hòa xác định giá đất đối với diện tích 155ha của dự án The Lotus Cam Ranh tại thời điểm năm 2016 cần nộp bổ sung là 199 tỉ đồng. Ngoài ra, chênh lệch về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết mà chủ đầu tư dự án The Lotus Cam Ranh phải nộp là 155 tỉ đồng (trong đó chênh lệch tiền sử dụng đất là 124 tỉ đồng, tiền chênh lệch tiền thuê đất trả tiền thuê đất một lần là 30 tỉ đồng). Tổng số tiền mà chủ đầu tư dự án The Lotus Cam Ranh phải nộp theo quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa là 354 tỉ đồng.

Vì sao dự án 800ha có nguồn gốc đất quốc phòng của đại gia Lê Văn Kiểm phải nộp thêm 354 tỷ tiền sử dụng đất?
Chủ đầu tư dự án The Lotus Cam Ranh phải nộp theo quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa là 354 tỉ đồng.

Dự án KN Paradise do Công ty TNHH KN Cam Ranh - thành viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành làm chủ đầu tư. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư dự án là trên 46.371 tỉ đồng.

Theo quy hoạch xây dựng, dự án KN Paradise này gồm 3 phân khu chính bao gồm: phân khu sân golf 27 lỗ có diện tích khoảng 90ha; phân khu đô thị có diện tích khoảng 545ha; phân khu nghỉ dưỡng có diện tích khoảng 158ha.

Điều đáng nói, theo kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015 của TP.Cam Ranh được UBND tỉnh Khánh Hòa xét duyệt vào tháng 12/2013, tất cả diện tích đất gần 800ha thời điểm đó được quy hoạch là đất quốc phòng.

Đến tháng 7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương cho phép Bộ Quốc phòng phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện việc bàn giao diện tích đất quốc phòng không còn nhu cầu sử dụng đất cho địa phương quản lý, sử dụng. Tiếp đó tháng 8/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thu hồi gần 800 ha đất do Quân chủng Hải quân sử dụng để quản lý và thực hiện các thủ tục về đầu tư đất đai.

Sau 4 tháng, khu đất có nguồn gốc quốc phòng nêu trên đã được “hô biến” thành dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh và được UBND tỉnh Khánh Hòa đưa vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 ngày 31/12/2015.

Cuối tháng 5/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu đô thị và nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh. Đến ngày 14/6/2016 ông Lê Đức Vinh ( nguyên Chủ tịch UBND tỉnh) đã kí văn bản số 1678/ QĐ-UBND về việc giao đất và cho thuê đất để Công ty TNHH KN Cam Ranh thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu của dự án là để đầu tư xây dựng: khu phức hợp nhà ở, biệt thự, resort nghỉ dưỡng, khu chung cư kết hợp thương mại – dịch vụ, trung tâm thương mại, sân golf, kinh doanh Casino. Vào năm 2020, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã chỉ đạo các sở ngành rà soát điều chỉnh, bổ sung quyết định giao đất và cho thuê đất ở dự án KN Paradise.

Đất vàng không qua đấu giá

Liên quan đến vấn đề đất đai tại dự án này, Sở TNMT tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản165/TTr-STNMT-CCQLĐĐ cho biết, loại đất xác định giá: đất ở đô thị; đất thương mại dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, đất xây dựng công trình sự nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm. Việc tính giá đất dự án The Lotus Cam Ranh sẽ được xác định vào 3 thời điểm. Thời điểm tháng 6/2016, xác định lại giá đất đối với diện tích “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Loại đất này không đúng quy định luật đất đai (luật không quy định loại đất này).

Vì sao dự án 800ha có nguồn gốc đất quốc phòng của đại gia Lê Văn Kiểm phải nộp thêm 354 tỷ tiền sử dụng đất?
Dự án The Lotus Cam Ranh có nguồn gốc từ đất quốc phòng.

Cũng theo tìm hiểu, tại thời điểm tháng 9/2019, do dự án phải điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết để tính thu chênh lệch tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp bổ sung. Thời điểm giá đất tháng 6/2020 đối với phần diện tích có thay đổi hình thức giao đất.

Kết quả xác định giá đất và phương án giá đất do đơn vị tư vấn đề xuất cho thấy tổng số tiền Nhà nước dự kiến thu chênh lệch tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp bổ sung đối với dự án The Lotus Cam Ranh là trên 310 tỉ đồng. Trong đó, 187,9 tỉ đồng dự kiến thu chênh lệch đối với diện tích 155,1 ha đất vào năm 2016; 122 tỉ đồng dự kiến thu do điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, đối với phần diện tích trên 794,45 ha (tháng 9.2019). Riêng phần diện tích trên 16,5 ha do thay đổi hình thức giao đất, cho thuê đất, có đơn giá 2.738.517 đồng/m2, đơn vị tư vấn đề xuất không tính toán vì dự án giảm tầng cao quy hoạch.

Tại chứng thư định giá đất số 20CT/SGL ngày 28/4/2021 của Công ty TNHH MTV Thẩm định giá SGL, đính kèm tờ trình số 165/TTr-STNMT-CCQLĐĐ của Sở Tài nguyên – Môi trường cho thấy “đất vàng” siêu dự án này được định giá chưa đến 5 triệu đồng/m2.

Cụ thể, kết quả xác định giá đất theo quy hoạch chi tiết năm 2019, đối với đất ở, đơn giá đất áp dụng chỉ 4.803.309 triệu đồng/m2, cho phần diện tích 3.152.927 m2. Đất thuê 66 năm là 1.358.650 triệu đồng/m2 cho phần diện tích 2.135.674 m2; còn đất thuê 46 năm là 946.939 đồng/m2 cho diện tích 900.000 m2. Như vậy, tính chung toàn dự án, số tiền sử dụng đất chủ đầu tư phải đóng là 18.898 tỉ đồng.

Trước đó, theo kết quả xác định giá đất theo quy hoạch chi tiết phê duyệt tại quyết định số 1499/QD-UBND ngày 31/5/2016, của UBND tỉnh, phần đất ở được định giá 4.772.280 đồng/m2; đất thuê 66 năm là 1.349.873 đồng/m2; đất thuê 46 năm là 940.820 đồng/m2.

Tuy nhiên, theo văn bản của bản của Ban Nội chính Trung ương ngày 04/9/2019, thì ‘siêu dự án’ KN Paraside đang nằm trong 46 dự án, được UBND tỉnh Khánh Hòa, thực hiện giao đất, cho thuê đất, không qua thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, một số dự án nhà ở, không thực hiện đấu giá dự án theo quy định của pháp luật, có dấu hiệu gây thất thoát ngân sách Nhà nước vi phạm luật hiện hành.

Được biết, các quyết định cấp phép dự án KN Paradise được ban hành dưới thời cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Vinh và cựu Bí thư tỉnh uỷ Lê Thanh Quang. Cả hai vị này cùng nhiều lãnh đạo cấp cao của Khánh Hoà cuối năm ngoái bị Uỷ ban kiểm tra trung ương kết luận sai phạm rất nghiêm trọng, làm thất thoát rất lớn đất đai, tài sản, ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến quốc phòng – an ninh, để lại nhiều hệ luỵ khó khắc phục.

Bạt Phong
taichinh.kinhtechungkhoan.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu

Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu

Ngày 27/03/2024, tại văn phòng trường THPT Tô Hiệu - Thường Tín, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trang trọng tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định điều động, bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu đối với đồng chí Nguyễn Đình Bang.
Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Tính chung 9 tháng năm 2023 cả nước nhập khẩu trên 1,47 triệu tấn đậu tương, trị giá trên 934,98 triệu USD, giá trung bình 635,4 USD/tấn, tăng 5,3% về lượng, nhưng giảm 4,1% kim ngạch và giảm 8,9% về giá so với 9 tháng năm 2022.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 15/9/2023 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 464,08 tỷ USD.
Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động