Gần 800 ha đất vàng không qua đấu giá về tay Golf Long Thành như thế nào?

Giao đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất thần tốc cho doanh nghiệp với giá bèo, gây thất thoát ngân sách nhà nước vi phạm pháp luật hiện hành là những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh ( nay là dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí KN Paradise) của Công ty TNHH KN Cam Ranh - thành viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành.
Gần 800 ha đất vàng không qua đấu giá về tay Golf Long Thành như thế nào?
Phối cảnh siêu dự án KN Paradise được giao gần 800 ha đất quốc phòng không qua đấu giá

KN Paradise được hình thành với tiến trình thần tốc?

Vừa qua, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Khánh Hoà đã có văn bản số 165/TTr-STNMT-CCQLĐĐ gửi Hội đồng Thẩm định giá đất tỉnh, về phương án giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh ( KN Paradise). Đây là dự án tọa lạc tại Nam bán đảo Cam Ranh, thuộc phường Cam Nghĩa, TP.Cam Ranh có vị trí “ đắc địa” nằm sát bãi biển thuộc địa phận Bãi Dài xinh đẹp cạnh sân bay Cam Ranh và Căn cứ Hải quân vùng IV.

Dự án KN Paradise do Công ty TNHH KN Cam Ranh - thành viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành làm chủ đầu tư. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư dự án là trên 46.371 tỉ đồng.

Gần 800 ha đất vàng không qua đấu giá về tay Golf Long Thành như thế nào?
Siêu dự án KN Paradise có dấu hiệu sai phạm liên quan đến đất đai

Theo quy hoạch xây dựng, dự án KN Paradise này gồm 3 phân khu chính bao gồm: phân khu sân golf 27 lỗ có diện tích khoảng 90ha; phân khu đô thị có diện tích khoảng 545ha; phân khu nghỉ dưỡng có diện tích khoảng 158ha.

Điều đáng nói, theo kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015 của TP.Cam Ranh được UBND tỉnh Khánh Hòa xét duyệt vào tháng 12/2013, tất cả diện tích đất gần 800ha thời điểm đó được quy hoạch là đất quốc phòng.

Đến tháng 7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương cho phép Bộ Quốc phòng phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện việc bàn giao diện tích đất quốc phòng không còn nhu cầu sử dụng đất cho địa phương quản lý, sử dụng. Tiếp đó tháng 8/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thu hồi gần 800 ha đất do Quân chủng Hải quân sử dụng để quản lý và thực hiện các thủ tục về đầu tư đất đai.

Gần 800 ha đất vàng không qua đấu giá về tay Golf Long Thành như thế nào?
Siêu dự án KN Paradise chưa xong đã được bán tràn lan

Sau 4 tháng, khu đất có nguồn gốc quốc phòng nêu trên đã được “hô biến” thành dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh và được UBND tỉnh Khánh Hòa đưa vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 ngày 31/12/2015.

Cuối tháng 5/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu đô thị và nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh. Đến ngày 14/6/2016 ông Lê Đức Vinh ( nguyên Chủ tịch UBND tỉnh) đã kí văn bản số 1678/ QĐ-UBND về việc giao đất và cho thuê đất để Công ty TNHH KN Cam Ranh thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu của dự án là để đầu tư xây dựng: khu phức hợp nhà ở, biệt thự, resort nghỉ dưỡng, khu chung cư kết hợp thương mại – dịch vụ, trung tâm thương mại, sân golf, kinh doanh Casino. Vào năm 2020, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã chỉ đạo các sở ngành rà soát điều chỉnh, bổ sung quyết định giao đất và cho thuê đất ở dự án KN Paradise.

Đất vàng không qua đấu giá về tay Golf Long Thành

Liên quan đến vấn đề đất đai tại dự án này, Sở TNMT tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản165/TTr-STNMT-CCQLĐĐ cho biết, loại đất xác định giá: đất ở đô thị; đất thương mại dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, đất xây dựng công trình sự nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm. Việc tính giá đất dự án The Lotus Cam Ranh sẽ được xác định vào 3 thời điểm. Thời điểm tháng 6/2016, xác định lại giá đất đối với diện tích “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Loại đất này không đúng quy định luật đất đai (luật không quy định loại đất này).

Gần 800 ha đất vàng không qua đấu giá về tay Golf Long Thành như thế nào?
Một góc siêu dự án KN Paradise

Cũng theo tìm hiểu, tại thời điểm tháng 9/2019, do dự án phải điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết để tính thu chênh lệch tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp bổ sung. Thời điểm giá đất tháng 6/2020 đối với phần diện tích có thay đổi hình thức giao đất.

Kết quả xác định giá đất và phương án giá đất do đơn vị tư vấn đề xuất cho thấy tổng số tiền Nhà nước dự kiến thu chênh lệch tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp bổ sung đối với dự án The Lotus Cam Ranh là trên 310 tỉ đồng. Trong đó, 187,9 tỉ đồng dự kiến thu chênh lệch đối với diện tích 155,1 ha đất vào năm 2016; 122 tỉ đồng dự kiến thu do điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, đối với phần diện tích trên 794,45 ha (tháng 9.2019). Riêng phần diện tích trên 16,5 ha do thay đổi hình thức giao đất, cho thuê đất, có đơn giá 2.738.517 đồng/m2, đơn vị tư vấn đề xuất không tính toán vì dự án giảm tầng cao quy hoạch.

Tại chứng thư định giá đất số 20CT/SGL ngày 28/4/2021 của Công ty TNHH MTV Thẩm định giá SGL, đính kèm tờ trình số 165/TTr-STNMT-CCQLĐĐ của Sở Tài nguyên – Môi trường cho thấy “đất vàng” siêu dự án này được định giá chưa đến 5 triệu đồng/m2.

Cụ thể, kết quả xác định giá đất theo quy hoạch chi tiết năm 2019, đối với đất ở, đơn giá đất áp dụng chỉ 4.803.309 triệu đồng/m2, cho phần diện tích 3.152.927 m2. Đất thuê 66 năm là 1.358.650 triệu đồng/m2 cho phần diện tích 2.135.674 m2; còn đất thuê 46 năm là 946.939 đồng/m2 cho diện tích 900.000 m2. Như vậy, tính chung toàn dự án, số tiền sử dụng đất chủ đầu tư phải đóng là 18.898 tỉ đồng.

Trước đó, theo kết quả xác định giá đất theo quy hoạch chi tiết phê duyệt tại quyết định số 1499/QD-UBND ngày 31/5/2016, của UBND tỉnh, phần đất ở được định giá 4.772.280 đồng/m2; đất thuê 66 năm là 1.349.873 đồng/m2; đất thuê 46 năm là 940.820 đồng/m2.

Tuy nhiên, theo văn bản của bản của Ban Nội chính Trung ương ngày 04/9/2019, thì ‘siêu dự án’ KN Paraside đang nằm trong 46 dự án, được UBND tỉnh Khánh Hòa, thực hiện giao đất, cho thuê đất, không qua thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, một số dự án nhà ở, không thực hiện đấu giá dự án theo quy định của pháp luật, có dấu hiệu gây thất thoát ngân sách Nhà nước vi phạm luật hiện hành.

TTTC sẽ tiếp tục thông tin về vụ viêc!

MT-PT
taichinh.kinhtechungkhoan.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này

Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này

Đây là thông tin được ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, cho biết tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức chiều 28/4.
Cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến thô sang Trung Quốc

Cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến thô sang Trung Quốc

Với sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng 150-200 tấn/năm, Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến chính ngạch sang Trung Quốc.
Kazakhastan có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt

Kazakhastan có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt

“Người tiêu dùng Kazakhastan có nhu cầu lớn với trà, cà phê, do đó Kazakhastan mong muốn nhập khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam”, Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh tiết lộ.
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Chính phủ Ấn Độ vừa công bố áp dụng thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với 5 loại sản phẩm thép phẳng.
Nỗi lo "sầu riêng" thành "sầu chung" đang hiện hữu

Nỗi lo "sầu riêng" thành "sầu chung" đang hiện hữu

Thời gian gần đây, giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nỗi lo "sầu riêng" thành "sầu chung" đang hiện hữu nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.
Bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân

Bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân

Các sản phẩm như ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo sẽ xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc theo Nghị định thư mới được ký kết, đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Thêm nhiều nông sản Việt Nam sắp xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Thêm nhiều nông sản Việt Nam sắp xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 14-15/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký kết với Tổng cục Hải quan Trung Quốc một số nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Chế biến sâu, đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cà phê Việt vượt “bão thuế quan”

Chế biến sâu, đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cà phê Việt vượt “bão thuế quan”

Việc Mỹ áp thuế đối ứng với với nhiều nước trên thế giới đã gây chấn động đối với ngành cà phê khi mức thuế đối ứng được đưa ra với Việt Nam lên tới 46%, thuộc top những quốc gia chịu mức thuế cao nhất. Hiện mức thuế đối ứng đang được tạm hoãn, điều này tạo không gian để các doanh nghiệp thay đổi về công nghệ và chuỗi cung ứng.
Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số

Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số

Với 1,4 tỷ dân, Trung Quốc tiếp tục là thị trường trọng điểm, có tầm quan trọng to lớn đối với xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Nếu chúng ta quyết tâm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh thì bức tranh thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc sẽ có sự đột phá và khởi sắc, góp phần tạo nên diện mạo mới cho miền núi, vùng cao, biên giới nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 2515/BCT-XNK ngày 10/4/2025 về việc tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động