Thực phẩm online bứt phá cùng thế hệ Z và Alpha

Gen Z và Gen Alpha đang tạo ra làn sóng tiêu dùng mới, định hình cách mua sắm và lựa chọn thực phẩm, đồ uống trên các sàn thương mại điện tử. TikTok, Shopee và các nền tảng số trở thành công cụ tác động mạnh mẽ đến hành vi ăn uống hiện đại.
Nông nghiệp “siết trận”: Tấn công mạnh vào hóa chất cấm, thực phẩm giả Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng Những thực phẩm bổ sung lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe

Sức bật của ngành hàng thực phẩm trên sàn thương mại điện tử

Thực phẩm online bứt phá cùng thế hệ Z và Alpha
Sự ưa chuộng sản phẩm tốt cho sức khỏe đã giúp đồ uống healthy trở thành phân khúc đầy tiềm năng.

Thị trường thực phẩm và đồ uống đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ trên các nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt nhờ vào sức mua đến từ nhóm người tiêu dùng trẻ như Gen Z và Gen Alpha. Theo dữ liệu từ báo cáo Thị trường Thực phẩm - Đồ uống của Metric.vn, doanh số toàn ngành trên sàn TMĐT đã tăng từ 6.000 tỷ đồng vào năm 2022 lên 10.900 tỷ đồng năm 2023, tức mức tăng trưởng gần 82%. Đến năm 2024, con số tiếp tục tăng lên 19.300 tỷ đồng, tăng 76,7% so với năm trước.

Dựa trên quán tính này, Metric dự đoán năm 2025, ngành sẽ đạt doanh số khoảng 26.400 tỷ đồng, tức tăng thêm 37%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng đang có dấu hiệu giảm tốc so với giai đoạn bùng nổ trước đó. Nguyên nhân được lý giải bởi sự bão hòa dần của thị trường, khi tệp người tiêu dùng mới không còn gia tăng mạnh mẽ. Đồng thời, hành vi mua sắm dần chuyển sang mô hình đa kênh với xu hướng cao cấp hóa sản phẩm, làm tăng giá trị đơn hàng trung bình nhưng lại không còn tạo đột phá doanh số như trước.

Một điểm nổi bật khác trong bức tranh thị trường là sự nổi lên của một số nhóm sản phẩm có sức tăng trưởng ấn tượng. Trong năm 2024, táo đỏ, nông sản Tây Bắc và sữa thực vật là ba mặt hàng dẫn đầu về tốc độ phát triển. Riêng táo đỏ ghi nhận doanh số 606 tỷ đồng với 4,8 triệu sản phẩm được bán ra từ 6.000 shop, tăng 457%. Nông sản Tây Bắc cũng đạt mức tăng trưởng gấp đôi cả về sản lượng lẫn doanh thu. Một phần thành công này đến từ chiến dịch quảng bá sản phẩm OCOP kết hợp cùng TikTok Việt Nam do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai.

Sữa thực vật cũng có một năm khởi sắc với doanh số tăng hơn 100%, đạt 345,2 tỷ đồng. Trong đó, Shopee chiếm tới 73% thị phần, tăng trưởng 111%. Đáng chú ý, TikTok Shop bứt phá với mức tăng gần 500%, chiếm 15% thị phần. Trái lại, các sàn như Lazada hay đặc biệt là Tiki đang dần bị lấn lướt, khi Tiki ghi nhận mức giảm tới 39% doanh số trong mảng này.

Không kém phần sôi động là phân khúc đồ uống lành mạnh – “đồ uống healthy” – với doanh số đạt 1.770 tỷ đồng và sản lượng 18 triệu sản phẩm trong năm 2024. Tỷ lệ tăng trưởng của nhóm này vượt xa mặt bằng chung ngành đồ uống không cồn, khi lần lượt đạt 86% và 73%, so với 61% của toàn ngành. Sự ưa chuộng sản phẩm tốt cho sức khỏe đã giúp đồ uống healthy trở thành phân khúc đầy tiềm năng.

Shopee và TikTok Shop tiếp tục là hai nền tảng dẫn đầu trong mảng đồ uống healthy. Tính riêng doanh số, Shopee đạt 872 tỷ đồng, tăng 104%, còn TikTok Shop cũng gây bất ngờ khi tăng 146%, đạt doanh thu 686 tỷ đồng. Đặc biệt, trong từng quý năm 2024, nhóm sản phẩm này đều tăng trưởng liên tục: từ 311 tỷ đồng (quý I) lên 553 tỷ đồng (quý II), với mức tăng bình quân gần 29%.

Hành vi tiêu dùng mới dẫn dắt thị trường

Thực phẩm online bứt phá cùng thế hệ Z và Alpha
Mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy quyết định ăn uống.

Không chỉ tăng về số lượng đơn hàng, nhóm người tiêu dùng thuộc thế hệ Gen Z và Gen Alpha đang thay đổi tận gốc cách lựa chọn và tương tác với sản phẩm thực phẩm – đồ uống. Đây là hai thế hệ sinh ra và lớn lên trong môi trường số, nơi mạng xã hội không chỉ là kênh thông tin mà còn là nền tảng định hình xu hướng.

Theo đánh giá từ Metric.vn, người tiêu dùng trẻ hiện nay có xu hướng ưu tiên sản phẩm có giá trị tốt, chất lượng đảm bảo, đồng thời chú trọng yếu tố sức khỏe, bền vững và cá nhân hóa trải nghiệm. Những món ăn đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, có thành phần tự nhiên, ít chế biến, thân thiện với môi trường và dễ sử dụng là lựa chọn hàng đầu.

Mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy quyết định ăn uống. Các xu hướng món ăn, đồ uống lan truyền qua nền tảng này có thể khiến một sản phẩm “cháy hàng” chỉ sau vài giờ. Hơn nữa, Gen Z và Gen Alpha không chỉ tiêu dùng sản phẩm mà còn yêu cầu sự tương tác cá nhân hóa: từ công thức món ăn cho đến nội dung quảng cáo, từ gợi ý dinh dưỡng đến hình thức giao tiếp với thương hiệu.

Công nghệ số vì thế trở thành cốt lõi cho mọi hoạt động tiếp thị, vận hành và phân phối. Thương mại điện tử không còn là kênh phụ, mà đã trở thành mặt trận chính để thương hiệu tiếp cận khách hàng. Các giải pháp AI, phân tích dữ liệu lớn (big data), hay mô hình vận hành như “bếp ảo” (cloud kitchen) được xem là chìa khóa để tối ưu hóa hiệu quả chi phí và gia tăng giá trị.

Song song với đó, người tiêu dùng ở các đô thị lớn – nơi nhịp sống nhanh, yêu cầu cao về sự tiện lợi – ngày càng ưu ái các sản phẩm chế biến sẵn, đồ uống đóng chai hoặc các món ăn nhanh nhưng vẫn đảm bảo yếu tố lành mạnh. Việc tích hợp đa dạng hình thức bán hàng như bán trực tiếp, giao hàng nhanh, mô hình subscription (đăng ký định kỳ), hay tư vấn cá nhân hóa cũng là giải pháp giữ chân khách hàng hiệu quả.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, Metric khuyến nghị doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), tập trung vào những tiêu chí mà người tiêu dùng trẻ quan tâm: tiện lợi, lành mạnh và khác biệt. Đặc biệt, cải tiến công thức theo hướng giảm đường, giảm muối, ít béo, tăng chất xơ, sử dụng nguyên liệu sạch sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý kinh doanh mỹ phẩm Online Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý kinh doanh mỹ phẩm Online
Sản phẩm chứa chất cấm vẫn rao bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Sản phẩm chứa chất cấm vẫn rao bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử
Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường
VCCI đề xuất không miễn thuế nhập khẩu với hàng thương mại điện tử giá thấp VCCI đề xuất không miễn thuế nhập khẩu với hàng thương mại điện tử giá thấp
Thương mại điện tử – Cơ hội mới cho hàng Việt truyền thống Thương mại điện tử – Cơ hội mới cho hàng Việt truyền thống
Mai Hương

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá hồ tiêu ngày 17/7/2025: Giảm nhẹ tại Tây Nguyên, xuất khẩu vẫn ổn định

Giá hồ tiêu ngày 17/7/2025: Giảm nhẹ tại Tây Nguyên, xuất khẩu vẫn ổn định

Giá hồ tiêu trong nước sáng ngày 17/7/2025 ghi nhận mức giảm nhẹ tại một số địa phương trọng điểm như Đắk Lắk và Gia Lai, đưa giá trung bình toàn quốc về khoảng 139.200 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu quốc tế vẫn giữ được sự ổn định, mở ra hy vọng cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.
Giá cà phê hôm nay 17/7: Vượt mốc 92.000 đồng/kg, thị trường nội địa nóng trở lại

Giá cà phê hôm nay 17/7: Vượt mốc 92.000 đồng/kg, thị trường nội địa nóng trở lại

Sáng 17/7, thị trường cà phê ghi nhận tín hiệu tích cực khi cả hai sàn giao dịch lớn là London và New York đồng loạt tăng mạnh. Giá cà phê trong nước cũng bật lên đáng kể, dao động quanh mốc 91.700–92.300 đồng/kg. Những diễn biến mới từ Brazil và chính sách thuế của Mỹ đang tạo ra những xung lực mới cho thị trường toàn cầu.
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động, MXV-Index xuống mức 2.221 điểm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động, MXV-Index xuống mức 2.221 điểm

Theo sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau nhịp hồi phục ngắn ngủi phiên đầu tuần, giá 2 mặt hàng cà phê đã quay lại đà suy yếu vào hôm qua. Trên thị trường kim loại, giá quặng sắt cũng cắt đứt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, dao động gần mốc tâm lý 100 USD/tấn.
Giá vàng sáng nay đảo chiều giảm 400.000 đồng/lượng: Nhà đầu tư nên mua hay bán?

Giá vàng sáng nay đảo chiều giảm 400.000 đồng/lượng: Nhà đầu tư nên mua hay bán?

Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng trong nước sáng 16/7 bất ngờ đảo chiều giảm tới 400.000 đồng/lượng, kéo theo cả vàng miếng lẫn vàng nhẫn. Trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn biến động khó lường, nhà đầu tư đang đứng trước lựa chọn: nên tranh thủ “bắt đáy” hay tiếp tục chờ tín hiệu rõ ràng hơn?
Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Sau nhiều ngày đi ngang, giá hồ tiêu trong nước sáng nay (16/7) bất ngờ bật tăng 1.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trọng điểm, nâng mặt bằng giá lên mức cao nhất 141.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường quốc tế lại ghi nhận chiều hướng trái ngược với đà giảm sâu, đặt ra nhiều ẩn số cho xu hướng giá thời gian tới.
Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục lập kỷ lục mới khi tiến sát mốc 100.000 đồng/kg, trong bối cảnh thị trường quốc tế bất ngờ điều chỉnh giảm sau nhiều phiên tăng mạnh. Diễn biến trái chiều giữa hai thị trường đang đặt ra những thách thức và cơ hội cho người trồng cà phê, doanh nghiệp xuất khẩu và cả nhà đầu tư.
Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Sắn và các sản phẩm từ sắn từ lâu đã là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của quốc gia, đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng về khối lượng và kim ngạch là những cảnh báo về rủi ro môi trường và thách thức phát triển bền vững, buộc ngành hàng này phải định hình lại hướng đi của mình theo chuẩn mực “xanh” và tuần hoàn.
Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Thị trường sữa Việt Nam đang bước vào giai đoạn bùng nổ khi sức tiêu thụ trong nước tăng cao kỷ lục, kéo theo kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tăng mạnh từ nhiều quốc gia. Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khi nguồn cung nội địa và ngoại nhập đều tăng tốc.
Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Dù từng đối mặt với nhiều vấn đề về chất lượng, thị trường sữa Việt Nam vẫn chứng kiến mức chi tiêu hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng cho cả sản phẩm nội địa và nhập khẩu. Sức tiêu thụ tăng đều, kim ngạch nhập khẩu sữa tăng hơn 35% trong nửa đầu năm, cho thấy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này chưa hề giảm nhiệt.
Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá hồ tiêu nội địa ngày 15/7 tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh thành trọng điểm, đưa mặt bằng giá xuống còn 138.000 – 140.000 đồng/kg. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, sức mua yếu và tâm lý chờ đợi cơ hội xuất khẩu tốt hơn, thị trường hồ tiêu đang bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động