Thủ tướng chỉ đạo ngăn chặn thao túng thị trường sầu riêng
Để chủ động ứng phó, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) để thống nhất quy trình kiểm tra, công nhận mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và phòng thử nghiệm đạt chuẩn, nhằm tạo thuận lợi cho sầu riêng Việt Nam vào thị trường này. Bộ cũng chỉ đạo bố trí đủ nhân lực và thiết bị kiểm dịch tại cửa khẩu, nâng cao năng lực phòng thử nghiệm phục vụ xuất khẩu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính được giao chỉ đạo Cục Hải quan ưu tiên làm thủ tục thông quan cho các lô hàng sầu riêng trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ tài chính, tín dụng ưu đãi, giãn thuế cho doanh nghiệp chế biến, bảo quản sầu riêng xuất khẩu; hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sâu.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường thúc đẩy xây dựng hệ thống phân phối sầu riêng ổn định tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương... Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, ngăn chặn tình trạng thao túng thị trường, gây bất ổn sản xuất, xuất khẩu sầu riêng.
![]() |
Sầu riêng gặp khó. (Ảnh minh họa) |
Bộ Công an cần phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, ngăn chặn tình trạng thao túng thị trường, gây bất ổn sản xuất, xuất khẩu sầu riêng.
Từ 2015 đến 2024, diện tích trồng sầu riêng Việt Nam tăng nhanh, từ 32.000 ha lên hơn 178.000 ha, trung bình hơn 16.300 ha mỗi năm. Các địa phương chính gồm Đăk Lăk, Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Nai và Đăk Nông, trong đó Đăk Lăk chiếm 21,7% với gần 39.000 ha. Sản lượng cũng tăng mạnh, đạt hơn 1,5 triệu tấn năm 2024, tương đương tăng trung bình 126.000 tấn mỗi năm.
Tuy nhiên, sự phát triển nóng này gây ra nhiều thách thức. Công nghệ bảo quản, chế biến còn đơn giản, chủ yếu dựa vào xuất khẩu tươi hoặc đông lạnh. Quản lý chất lượng yếu kém, pháp lý chưa đồng bộ, sự tham gia của địa phương chưa rõ ràng, nhận thức của vùng trồng và doanh nghiệp còn hạn chế. Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc và đối mặt cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu khác.
Để khắc phục, các giải pháp đã được triển khai như xây dựng mô hình kiểm soát cadmium trong canh tác, quản lý chặt vật tư đầu vào, hoàn thiện quy định về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và phòng thử nghiệm. Đồng thời, xử lý cảnh báo, khôi phục mã số và phối hợp với GACC tháo gỡ khó khăn xuất khẩu.
Về dài hạn, các bộ ngành sẽ phối hợp với địa phương và doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; hoàn thiện pháp lý và quy trình kiểm soát toàn chuỗi giá trị; nâng cao năng lực kiểm tra an toàn thực phẩm và phòng thử nghiệm; thúc đẩy công nhận lẫn nhau; đồng thời tổ chức đoàn công tác cấp bộ sang Trung Quốc đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP

Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025: Bệ phóng đầu tư xanh cho thị trường năng lượng

Đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP Thủ đô

Ngành du lịch Hà Nội sôi động dịp 2/9: Nhiều tour mới, chương trình kích cầu hấp dẫn

Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025
