Tại sao Phó chủ tịch FLC Vũ Đặng Hải Yến xin từ nhiệm?

Bà Vũ Hải Yến vừa có đơn từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch thường trực FLC do kế hoạch, định hướng cá nhân.
FLC khai trương "khách sạn trong phố" 5 sao đầu tiên tại Bình Định FLC khởi công dự án Quần thể Du lịch Nghỉ dưỡng sinh thái tại Phú Thọ Tập đoàn FLC bổ nhiệm 2 gương mặt quen thuộc vào vị trí Phó Tổng giám đốc
 Bà Vũ Đặng Hải Yến. (Ảnh: FLC).
Bà Vũ Đặng Hải Yến. Ảnh: FLC)

Ngày 30/9, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC cho biết bà Vũ Hải Yến từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch thường trực FLC do kế hoạch, định hướng cá nhân. Việc bà Yến xin từ nhiệm không ảnh hưởng tới định hướng, mục tiêu hoạt động và quan điểm điều hành của Hội đồng quản trị (HĐQT).

Bà Yến sinh năm 1978, trình độ tiến sĩ Luật kinh tế. Bà từng là giảng viên khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Bà Yến gia nhập FLC vào tháng 11/2016, đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc, kiêm Trưởng ban pháp chế. Bà cũng từng giữ vai trò thành viên HĐQT tại các doanh nghiệp có liên quan của FLC như Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS) và Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD (AMD).

Tháng 7/2022 - vài tháng sau biến cố của các lãnh đạo cấp cao FLC, bà Yến đã xin từ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc tập đoàn. Đến tháng 3/2023, bà được bầu làm Phó chủ tịch thường trực HĐQT FLC.

Trước đó, bà Vũ Hải Yến cũng là người được cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết ủy quyền quyền cổ đông tại tập đoàn, Bamboo Airways và quyền liên quan đến các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu của ông Quyết sau khi ông bị bắt.

Bên cạnh bà Yến, một thành viên HĐQT khác của FLC cũng xin từ nhiệm là ông Ngô Đặng Hoàng Anh. Cách đây một tháng, bà Trần Thị Hương cũng xin thôi vai trò thành viên HĐQT, kiêm Phó tổng giám đốc thường trực, phụ trách quản trị của FLC.

Trước đó, FLC liên tục chứng kiến sự ra đi của nhiều nhân vật chủ chốt khác như ông Doãn Hữu Đoàn, Phó Chủ tịch HĐQT (tháng 4/2024) và bà Trần Thị Thúy Nga (tháng 2/2024). Các cuộc chia tay liên tiếp này không chỉ làm đội ngũ lãnh đạo của FLC ngày càng thu hẹp, mà còn khiến tương lai tái cấu trúc và ổn định của tập đoàn trở nên nhiều thách thức hơn.

Như vậy, hiện HĐQT FLC chỉ còn hai thành viên là Chủ tịch Lê Bá Nguyên và ông Lê Tiến Dũng. Ngày 15/10, công ty này sẽ tổ chức phiên họp bất thường để thông qua việc miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, ban kiểm soát.

Tại phiên họp bất thường hồi đầu năm nay, lãnh đạo FLC cho biết quy mô nhân sự tập đoàn giảm 60% sau tái cơ cấu. Hệ thống doanh nghiệp thành viên, liên kết của FLC còn 14 công ty con và 1 đơn vị liên kết. Công ty lên kế hoạch doanh thu mảng bất động sản khoảng 1.200 tỷ đồng năm nay, để có nguồn lực thi công các dự án theo cam kết.

Về lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng, FLC đặt mục tiêu khai thác vận hành các dự án tại Hạ Long, Sầm Sơn, Quảng Bình và Quy Nhơn. Tập đoàn cũng cho biết sẽ tìm đối tác để đàm phán phương án hợp tác khai thác một số hạng mục tại các dự án này.

FLC Faros sẽ sáp nhập vào GAB với tỉ lệ 15:1 FLC Faros sẽ sáp nhập vào GAB với tỉ lệ 15:1
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC đính chính thông tin giao dịch 162,3 triệu cổ phiếu ROS Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC đính chính thông tin giao dịch 162,3 triệu cổ phiếu ROS
Ông Trịnh Văn Quyết lại đăng kí mua 15 triệu cổ phiếu FLC Ông Trịnh Văn Quyết lại đăng kí mua 15 triệu cổ phiếu FLC
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Riêng trong tháng 6 năm 2025 ghi nhận dấu mốc bứt phá của kinh tế tư nhân Việt Nam khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vượt kỷ lục, đạt hơn 24.000 đơn vị, gấp đôi so với cùng kỳ các năm 2021 - 2024.
“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

Ngày 02/7/2025, Diễn đàn Công nghiệp Sản xuất – M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng AI, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu” đã diễn ra tại khách sạn Pullman Hà Nội.
Hơn 24.000 doanh nghiệp mới trong tháng 6: Kinh tế tư nhân bứt phá

Hơn 24.000 doanh nghiệp mới trong tháng 6: Kinh tế tư nhân bứt phá

Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 lập kỷ lục với hơn 24.000 đơn vị – mức cao nhất từ trước đến nay. Cùng với sự gia tăng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, những con số tích cực cho thấy niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân đang mạnh mẽ trở lại sau khi Nghị quyết 68 được ban hành.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp... sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe  Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Trong bối cảnh thị trường xe ô tô Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe thông minh và tiết kiệm năng lượng, các mẫu xe mới như Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Mới đây, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký ban hành Thông tư số 39/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Trải qua hành trình 27 năm xây dựng và phát triển phát triển, từ năm 1998 đến nay, hệ thống thẩm mỹ Mailisa đã mở rộng với 17 chi nhánh trên toàn quốc và phục vụ hàng đông đảo khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, điều được nhấn mạnh không chỉ là quy mô mà còn là định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng chuyên môn y khoa và cam kết trách nhiệm với cộng đồng.
Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Từ 01/7/2025, Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với nhiều ưu đãi đột phá, giảm mạnh rào cản vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân, các phó trưởng ban gồm Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng ban thường trực) và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động