Sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, tại sao Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô?

Dù được đánh giá là quốc gia giàu tài nguyên và là nước sản xuất dầu, xuất khẩu mạnh dầu thô, song Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu từ các quốc gia khác.
Việt Nam đã Việt Nam chi 5,5 tỷ USD để nhập khẩu 8,7 triệu tấn dầu thô
Việt Nam đã chi 5,5 tỷ USD để nhập khẩu 8,7 triệu tấn dầu thô.

Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến ngày 15/8, Việt Nam chi 5,5 tỷ USD để nhập khẩu 8,7 triệu tấn dầu thô từ các thị trường, tăng lần lượt 25% về lượng và 20% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Giá dầu thô nhập khẩu trung bình lũy kế đến 15/8 đạt 631,2 USD/tấn, tăng 3,4% so với mức 610,4 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.

Về thị trường, Việt Nam nhập khẩu dầu thô từ 3 thị trường chính bao gồm Brunei, Kuwait và Nigeria. Được biết, hiện Kuwait là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Việt Nam. Kuwait bắt đầu xuất khẩu dầu thô năm 1946 và là thành viên sáng lập của OPEC.

Kuwait hiện là nhà khai thác với nguồn cung lớn thứ năm của OPEC sau Saudi Arabia, Iraq, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Iran, có trữ lượng dầu đã được chứng minh là 101,5 tỷ thùng.

Chỉ riêng 7 tháng năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu tới 7,09 triệu tấn từ quốc gia này, chiếm 88% tổng lượng nhập khẩu dầu thô. So với cùng kỳ năm trước, lượng dầu thô nhập khẩu từ Kuwait tăng 23,4%.

Giá nhập khẩu dầu thô từ quốc gia này cũng ghi nhận tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 595,6 USD/tấn. Điều này đã kéo mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu dầu thô từ Kuwait tăng 29,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,42 tỷ USD.

Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, có hoạt động xuất khẩu, nhưng vẫn phải nhập một lượng dầu thô rất lớn.
Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, có hoạt động xuất khẩu, nhưng vẫn phải nhập một lượng dầu thô rất lớn. Nguyên nhân được cho là do chủng loại dầu thô trong nước không hoàn toàn phù hợp với các nhà máy hiện có.

Việt Nam còn nhập khẩu 263.008 tấn dầu thô từ Nigeria với kim ngạch 182 triệu USD trong 7 tháng năm 2024; nhập 82.021 tấn với kim ngạch 55,5 triệu USD từ Brunei. Không ghi nhận mức tăng trưởng về lượng và kim ngạch nhập khẩu dầu thô của hai quốc gia này do cùng kỳ năm trước Tổng cục Hải quan không ghi nhận số liệu.

Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, có hoạt động xuất khẩu, nhưng vẫn phải nhập một lượng dầu thô rất lớn. Nguyên nhân được cho là do sản lượng khai thác trong nước giảm dần. Sản lượng này phản ánh sự suy giảm sản lượng từ các mỏ dầu truyền thống đã đi vào giai đoạn suy kiệt, khiến nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu.

Bên cạnh đó là do chủng loại dầu thô trong nước không hoàn toàn phù hợp với các nhà máy hiện có. Dầu thô có nhiều chủng loại, đặc tính khác nhau, như dầu ngọt, dầu nhẹ, dầu nặng... Mỗi loại dầu phục vụ sản xuất ra sản phẩm thành phẩm khác nhau, như xăng, dầu diesel, dầu hỏa, mazut... và các sản phẩm hóa dầu khác.

Do đó, dù có khai thác được dầu trong nước, nhưng không phải dầu thô nào cũng phù hợp với công nghệ lọc của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Vì vậy, Việt Nam vẫn phải xuất dầu thô không phù hợp với công nghệ lọc trong nước và nhập khẩu loại dầu thô thích hợp về để lọc, sản xuất ra các loại xăng dầu để phục vụ tiêu dùng trong nước.

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức về giá dầu thế giới và sự cạnh tranh từ các nguồn năng lượng tái tạo, ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam vẫn nỗ lực duy trì sản lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh khi áp lực nguồn cung hạ nhiệt Giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh khi áp lực nguồn cung hạ nhiệt
OPEC+ cắt giảm sản lượng, giá dầu thô tăng vọt OPEC+ cắt giảm sản lượng, giá dầu thô tăng vọt
OPEC+ thống nhất cắt giảm sản lượng dầu thô tới cuối năm 2025 OPEC+ thống nhất cắt giảm sản lượng dầu thô tới cuối năm 2025
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước thanh tra, giám sát chặt chẽ các chi nhánh của Eximbank

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước thanh tra, giám sát chặt chẽ các chi nhánh của Eximbank

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã có văn bản ngày 11/11, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị đối với Eximbank tại kết luận thanh tra theo quy định và chức năng, nhiệm vụ được giao.
Cạnh tranh bằng chất lượng: Yếu tố quan trọng để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại

Cạnh tranh bằng chất lượng: Yếu tố quan trọng để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại

Thông tin của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết đến hết tháng 9/2024 đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam; số vụ việc phủ rộng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD, một dấu mốc đáng mừng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM là hoạt động thường niên và lớn nhất trong năm được Ban Kết Nối Và Xúc Tiến Đầu Tư (Ban KN&XTĐT) tổ chức định kỳ. Chương trình sẽ có sự góp mặt của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước nhằm chia sẻ, kết nối của giới đầu tư.
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động