Siết chặt quản lý, xử lý nghiêm buôn lậu và hàng giả nông lâm thuỷ sản

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-BNNMT nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ, tăng cường đấu tranh, ngăn chặn vi phạm, bảo vệ người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Theo đó, Bộ NN&MT sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại, không rõ nguồn gốc; đồng thời, hoàn thiện các quy định của pháp luật về chuyên môn, kỹ thuật, quy trình tiền kiểm, hậu kiểm, cấp phép hàng hóa.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về lâm sản, thủy sản, sản xuất, buôn bán giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả; đồng thời, có biện pháp kiểm soát việc dùng chất kích thích tăng trưởng đối với mặt hàng hoa quả, việc sử dụng hóa chất quá mức nhằm tăng trọng, chống mất nước sau khi rã đông để gian dối về khối lượng, giảm chất lượng.

Bộ NN&MT tổ chức các đoàn công tác làm việc với các địa phương tại các địa bàn trọng điểm. Các cục chuyên ngành theo nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn kiểm tra, chủ yếu dưới hình thức đột xuất, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức.

Siết chặt quản lý, xử lý nghiêm buôn lậu và hàng giả nông lâm thuỷ sản
Siết chặt kiểm tra, xử lý các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp. (Ảnh minh họa)

Song song với công tác kiểm tra, Bộ NN&MT cũng đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân. Mục tiêu là nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Đồng thời, công tác quản lý nhà nước trong việc sử dụng vật tư nông nghiệp, hóa chất, phụ gia cũng sẽ được siết chặt, thực hiện theo phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực" và "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Bộ NN&MT đã phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng đơn vị trực thuộc để triển khai kế hoạch này. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường được giao vai trò Thường trực Tổ công tác của Bộ, chịu trách nhiệm đôn đốc các đơn vị thực hiện, tổng hợp và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Bộ cũng rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc để thực hiện được mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đặc biệt, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ ban hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tập trung kiểm tra sản xuất, buôn bán giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả; kiểm soát việc dùng chất kích thích tăng trưởng đối với mặt hàng hoa quả; sử dụng hóa chất cấm, ngoài danh mục, trong đó tâp trung vào chất vàng O trong sầu riêng.

Cục Chăn nuôi và Thú y ban hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tập trung kiểm tra nhập khẩu, tạm nhập tái xuất thịt, phụ phẩm gia súc gia cầm và các sản phẩm từ gia súc gia cầm làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Việc buôn bán vận chuyển gia súc, gia cầm lậu tại cửa khẩu biên giới; sản xuất, buôn bán giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y giả; việc sử dụng hóa chất quá mức nhằm tăng trọng, chống mất nước sau khi rã đông để gian dối về khối lượng, giảm chất lượng trong sản phẩm động vật.

Cục Thủy sản và Kiểm ngư ban hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tập trung kiểm tra giống, thức ăn thủy sản; chất xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; việc sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản, nuôi trồng thủy sản; kiểm tra xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác, chống khai thác IUU…

Đợt cao điểm tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả sẽ diễn ra từ 15/05/2025 đến 15/6/2025.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cũng đã có quyết định thành lập Tổ công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về cao điểm đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo đó, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường là Tổ trưởng Tổ công tác. Tổ công tác sẽ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai, thực hiện Kế hoạch cao điểm đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Đồng thời, chỉ đạo việc kiểm tra, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP

Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP

Thành công của Việt Nam trong việc lồng ghép chương trình OCOP với giá trị văn hóa, tri thức bản địa đã tạo cảm hứng cho nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức về an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và phát triển nông thôn.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025

Bất chấp những khó khăn đầu năm, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực khi 7 tháng đầu năm 2025 đã thu về hơn 3,83 tỷ USD. Với đà tăng trưởng hiện tại và sự chuyển động tích cực từ các thị trường, ngành rau quả đang được kỳ vọng cán mốc 8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.
Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Giá gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh dù sản lượng tăng, thị trường toàn cầu cạnh tranh khốc liệt, cơ cấu thị trường thay đổi... Trước bối cảnh này, Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý mới về xuất khẩu gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ thị phần và thúc đẩy giá trị gia tăng cho hạt gạo Việt.
Triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025: Bệ phóng đầu tư xanh cho thị trường năng lượng

Triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025: Bệ phóng đầu tư xanh cho thị trường năng lượng

Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025 vừa chính thức khai mạc tại TP.HCM, quy tụ hơn 500 doanh nghiệp điện, năng lượng và thiết bị tiết kiệm năng lượng từ 12 quốc gia. Đây không chỉ là sân chơi công nghệ mà còn là cơ hội thương mại quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi xanh và phát triển bền vững đang gia tăng mạnh mẽ.
Đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP Thủ đô

Đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP Thủ đô

Hà Nội hiện đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, đưa sản phẩm OCOP vươn xa để du khách đến Hà Nội càng thêm yêu quý con người, văn hóa và sản vật Thủ đô.
Ngành du lịch Hà Nội sôi động dịp 2/9: Nhiều tour mới, chương trình kích cầu hấp dẫn

Ngành du lịch Hà Nội sôi động dịp 2/9: Nhiều tour mới, chương trình kích cầu hấp dẫn

Ngành du lịch Hà Nội chuẩn bị bước vào giai đoạn cao điểm đón khách du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9. Để thu hút du khách, ngành du lịch Thủ đô tổ chức nhiều chương trình tour mới, kích cầu du lịch.
Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Nhằm góp phần giảm phát thải rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống và hướng đến phát triển đô thị xanh bền vững, từ 2026, Thủ đô Hà Nội sẽ ngừng sử dụng và lưu hành các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Ngày 11/7, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định quy định tiêu chí xác định hàng hoá có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước. Hội thảo quy tụ đại diện các bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý minh bạch, bảo vệ hàng Việt và tăng hiệu quả quản lý thị trường nội địa.
Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Sáu tháng đầu năm 2025 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam khi lượng khách quốc tế tăng trưởng ấn tượng. Các chính sách thị thực thông thoáng, chiến lược quảng bá linh hoạt và sự phục hồi của các thị trường trọng điểm được cho là các động lực chính đưa ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng vượt trội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động