Phân bón hạ giá và áp lực của doanh nghiệp
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp nước ta cần trên 10 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm. Trong đó, nhu cầu phân urê 2,2 triệu tấn, phân SA 900 ngàn tấn, phân kali 960 ngàn tấn, phân DAP 900 ngàn tấn, phân NPK 4 triệu tấn và phân lân 1,8 triệu tấn. Năm 2023, các doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng nhu cầu urê trong nước sẽ phục hồi do giá urê thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái và giá nông sản (chủ yếu là gạo) dự kiến sẽ tăng.
Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, giá phân bón đang giảm nhanh khi chi phí khí đốt tự nhiên, nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân bón và nhu cầu của nông dân cùng giảm. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại và không còn hạn chế xuất khẩu 29 loại phân bón, nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới không còn tình trạng khan hiếm cục bộ.
![]() |
Phân bón hạ giá và áp lực của doanh nghiệp |
Hiện giá nhiều loại phân bón, đặc biệt là phân đạm (Urê) đã giảm thêm từ 10.000-30.000 đồng/bao (50kg). Giá Ðạm Cà Mau, Ðạm Phú Mỹ và nhiều loại Urê nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Malaysia đang được bán tại cửa hàng vật tư nông nghiệp ở vùng ÐBSCL chỉ còn 500.000-550.000 đồng/bao, trong khi trước đây có giá 530.000-580.000 đồng/bao. Với mức giá hiện tại, Urê đang ở mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
Giá phân bón giảm một mặt giúp nông dân giảm bớt khó khăn nhưng mặt khác gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp phân bón. Giá giảm theo từng tuần, từng ngày khiến các đại lý vẫn nhập hàng cầm chừng với số lượng ít và tâm lý vẫn đợi giá giảm thêm khi nhu cầu chăm bón của người nông dân chưa nhiều. Điều này khiến các doanh nghiệp phân bón trong nước gặp rất nhiều khó khăn khi hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, hàng tồn kho tăng cao.
Dù vậy, thị trường vẫn có những điểm sáng khi mà trong những tháng gần đây, nông sản đã rộng cửa xuất khẩu, được mùa được giá, điều này khiến nông dân phấn khởi, an tâm tái đầu tư sản xuất. Về lâu dài điều này sẽ tác động tích cực lên việc tiêu thụ phân bón nội địa, qua đó giảm bớt áp lực tồn kho.
Trong khi đó, bối cảnh kinh tế toàn cầu nguy cơ suy thoái vẫn hiển hiện, nhiều quốc gia chú trọng an ninh lương thực đẩy mạnh dự trữ hơn, tiêu thụ nhiều hơn các mặt hàng chủ lực như lúa mì, gạo, ngũ cốc... Sản xuất nông nghiệp được duy trì, do đó phân bón vẫn luôn là mặt hàng được ưu tiên hàng đầu và khó có thể thay thế.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá cà phê bất ngờ quay đầu giảm mạnh

Giá heo hơi giữ đỉnh giá, nhưng kỳ vọng tăng vẫn còn đó?

Giá xăng giảm xuống dưới 19.000 đồng/lít

Ngành Đường sắt đã bán hơn 70.600 vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Giá heo hơi tiếp đà tăng, cao nhất 75.000 đồng/kg

Giá tiêu tăng liên tiếp bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại

Vì sao giá cà phê tăng sốc như giá vàng?

Giá vàng vọt lên 114 triệu đồng/lượng, chỉ thấy khách mua, ít khách bán

Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới
