Đề xuất đưa phân bón vào diện chịu VAT, bảo đảm cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và nội địa

Cử tri nhiều tỉnh thành đề nghị Bộ Tài chính đưa mặt hàng phân bón vào danh mục hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa phân bón nhập khẩu và sản xuất nội địa.
Đề xuất đưa phân bón vào diện chịu VAT, bảo đảm cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và nội địa
Đề xuất đưa phân bón vào diện chịu VAT, bảo đảm cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và nội địa

Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, cử tri các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Nam Định... vừa đề nghị Bộ Tài chính sớm tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện hồ sơ sửa đổi, bổ sung Luật sửa đổi các Luật về thuế số 71/2014/QH13 để trình Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến theo hướng đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, với mức thuế suất hợp lý để khấu trừ thuế các nguyên, vật liệu đầu vào và tăng thuế xuất khẩu phân bón.

Cử tri các tỉnh cho rằng hiện nay, mặt hàng phân bón sản xuất trong nước không thuộc danh mục các mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng, điều này tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các sản phẩm phân bón nhập khẩu và sản phẩm phân bón sản xuất trong nước. Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã kết luận: “Đối với 32 nhiệm vụ lập pháp đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát nhưng chưa có đề xuất đưa dự án vào Chương trình cần khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, năm 2023; đồng thời cần bảo đảm yêu cầu chất lượng, thứ tự ưu tiên và tính khả thi của Chương trình”.

Hiện, Bộ Tài chính đang nghiên cứu lập đề nghị xây dựng đề án Luật thuế GTGT (sửa đổi), trong đó có nội dung sửa đổi chính sách VAT đối với mặt hàng phân bón, để đăng ký vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Doanh nghiệp phân bón không được khấu trừ thuế đầu vào gây nên bị thiệt hại trung bình hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Doanh nghiệp phân bón không được khấu trừ thuế đầu vào gây nên bị thiệt hại trung bình hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Về chính sách thuế xuất, nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giao Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi căn cứ nguyên tắc ban hành của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và cam kết của các Điều ước quốc tế.

Hiện nay, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Trong đó, quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại phân bón theo nguyên tắc mặt hàng phân bón trong nước cần nhập khẩu, sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thì quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu để hạn chế xuất khẩu; đối với mặt hàng phân bón sản xuất dư thừa thì quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu.

Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định phân bón là đối tượng chịu thuế VAT với thuế suất 5%. Tuy nhiên, Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế lại quy định phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế VAT.

Quy định này khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước không được khấu trừ, hoàn thuế VAT của hàng hóa, dịch vụ đầu vào. Từ đó, giá thành phân bón sản xuất trong nước tăng lên do toàn bộ chi phí phát sinh về thuế VAT được các doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất.

Theo ông Vũ Xuân Hồng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, trong suốt 7 năm qua, doanh nghiệp phân bón không được khấu trừ thuế đầu vào nên đã bị thiệt hại trung bình 90-100 tỷ đồng/năm. Điều này làm cho giá thành sản phẩm tăng lên 6-7% và bắt buộc phải tính vào giá bán.

Vì vậy, cần sửa đổi Luật số 71/2014/QH13, tính toán áp thuế VAT đối với phân bón một cách hợp lý, khoảng 4 - 5%, để bảo đảm cạnh tranh cho phân bón nhập khẩu và phân bón sản xuất trong nước.

Sửa đổi quy định về quản lý phân bón, giống cây trồng Sửa đổi quy định về quản lý phân bón, giống cây trồng
Xuất khẩu phân bón năm 2022 tăng cả lượng và kim ngạch Xuất khẩu phân bón năm 2022 tăng cả lượng và kim ngạch
Xuất khẩu phân bón tháng 1/2023 giảm mạnh Xuất khẩu phân bón tháng 1/2023 giảm mạnh
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng năm 2023 ước đạt 59,69 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD, nhập khẩu 26,48 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động