Nhận diện những thách thức đối với ngành gốm sứ Việt Nam

Mặc dù đạt nhiều thành tựu đáng kể sau 10 năm triển khai Quy hoạch phát triển ngành gốm sứ - thủy tinh, song thiếu nguyên liệu sản xuất; giá nguyên liệu tăng cao, thị trường bất động sản trong nước trầm lắng đang là những thách thức không nhỏ với ngành gốm sứ.
Trang trí nhà cửa bằng những phụ kiện nào để Tết Quý Mão nghênh thêm tài lộc? Nghệ nhân Tô Thanh Sơn: Người thổi hồn cả vũ trụ vào gốm Việt Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt mức cao nhất trong 1 năm qua
Gốm sứ là ngành công nghiệp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Gốm sứ là ngành công nghiệp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Ngành công nghiệp truyền thống của Việt Nam

Gốm sứ là ngành công nghiệp truyền thống của dân tộc Việt Nam với lịch sử phát triển lâu đời. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến nay, ngành gốm sứ Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về năng lực sản xuất và xuất khẩu.

Trong đó, với ngành gốm sứ xây dựng, tổng công suất thiết kế gạch ốp lát hiện ở mức 850 triệu m2, sứ vệ sinh 26 triệu sản phẩm. Với ngành gốm sứ mỹ nghệ, sản xuất ngành hàng có quy mô lên đến 5.400 làng nghề và trải rộng khắp cả nước. Trong số này, gần 2.000 là làng nghề truyền thống với 115 nghề đã được công nhận.

Bên cạnh đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trường nước, sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, EU, Thái Lan…

Trong giai đoạn 2019 -2023, xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam tăng trưởng bình quân 3,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất vào năm 2022 là 711 triệu USD, tuy nhiên đã giảm 13% trong năm 2023.

Trong đó, xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam sang nhiều thị trường trong giai đoạn 2019 - 2023 có xu hướng tăng như: Mỹ tăng 7,4%/năm, Nhật Bản tăng 6,7%/năm, Đài Loan tăng 13,6%/năm, Thái Lan tăng 3,6%/năm, Philippin tăng 10,5%/năm…

Cơ cấu chủng loại gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tăng ở nhiều chủng loại trong giai đoạn 2019 - 2023 như gốm sứ vệ sịnh tăng 0,9%/năm; gạch lát nền, ốp tường các loại tăng 12,5%/năm; đồ gốm sứ dùng trong phòng thí nghiệm tăng 9%/năm; gạch chịu lửa và các sản phẩm gốm sứ xây dựng chịu lửa khác tăng 7,3%/năm; bộ đồ ăn, đồ nhà bếp và đồ gia dụng bằng sứ tăng 14,9%/năm; gốm sứ chịu lửa khác tăng 13,8%/năm… Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam đã phục hồi trở lại và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Gốm sứ - Thủy tinh công nghiệp Việt Nam vào năm 2014 đến nay, ngành gốm sứ Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về sản lượng, công nghệ sản xuất, giúp Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm gốm sứ, không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu.

Nghệ nhân Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đánh giá, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết tạo ra cơ hội rất tốt cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có gốm.

“Hiện thị trường của doanh nghiệp 95% là xuất khẩu, trong đó xác định rõ thị trường xuất khẩu chính là EU, Hoa Kỳ. Với triển vọng này, chúng tôi đặt kỳ vọng doanh thu xuất khẩu tăng trưởng ổn định ở mức trên 5% mỗi năm”, bà Vinh chia sẻ.

Chung quan điểm, ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch HĐTV Công ty Minh Long I cho rằng, trong tình hình thế giới luôn có nhiều biến động, nhất là sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường, doanh nghiệp trong nước luôn phải đổi mới tư duy, xây dựng chiến lược phù hợp, đẩy mạnh việc chuyển đổi số, khoa học công nghệ, làm mới mô hình kinh doanh.

"Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, doanh nghiệp gốm sứ nên tập trung khai thác thị trường mới như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico, Chile", ông Minh phân tích.

Giải pháp nào để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gốm sứ?

Nhận diện những thách thức đối với ngành gốm sứ Việt Nam
Gốm sứ Việt Nam có nhiều dư địa phát triển.

Tuy nhiên, ngành gốm sứ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gốm sứ xây dựng như thiếu nguyên liệu sản xuất; giá nguyên liệu tăng cao nhưng giá sản phẩm cuối cùng không tăng; thị trường bất động sản trong nước trầm lắng; thị trường xuất khẩu phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngay ở thị trường nội địa và xuất khẩu, các thị trường ngày càng đưa ra nhiều tiêu chuẩn, yêu cầu khắt khe…

Trong dài hạn, ngành gốm sứ Việt Nam được dự báo sẽ còn nhiều cơ hội để tăng trưởng, nhờ vào sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, cũng như sự đổi mới trong thiết kế và sản phẩm…

Trong đó, nhu cầu về sản phẩm gốm sứ, đặc biệt là các sản phẩm gốm sứ cao cấp và nghệ thuật, đang gia tăng trên toàn cầu. Các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các nước ASEAN đều có nhu cầu cao về sản phẩm gốm sứ chất lượng.

Ngoài ra, sự gia tăng trong tiêu dùng sản phẩm gốm sứ cho trang trí nội thất và quà tặng đang thúc đẩy nhu cầu trên các thị trường quốc tế… Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác quốc tế, như: Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh… giúp giảm thuế xuất khẩu và mở rộng cơ hội thị trường.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam thường xuyên cung cấp các chính sách hỗ trợ xuất khẩu, bao gồm ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và đào tạo, đặc biệt, các chương trình xúc tiến thương mại do chính phủ tổ chức giúp doanh nghiệp gốm sứ Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, tham gia triển lãm quốc tế và xây dựng mối quan hệ với các đối tác quốc tế.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gốm sứ, Việt Nam cần chú trọng vào một số giải pháp sau:

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Cải tiến công nghệ sản xuất, đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và môi trường.

Đa dạng hóa mẫu mã và sản phẩm: Tạo ra nhiều mẫu mã và kiểu dáng phong phú để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của các thị trường khác nhau.

Tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu: Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, và xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm gốm sứ Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động trong ngành gốm sứ, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.

Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu: Nghiên cứu và mở rộng thị trường mới, đặc biệt là các thị trường tiềm năng có nhu cầu cao về sản phẩm gốm sứ.

Tăng cường hợp tác quốc tế: Xây dựng quan hệ đối tác với các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế, đồng thời tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để tận dụng các ưu đãi về thuế quan.

Chú trọng yếu tố văn hóa và bản sắc: Kết hợp yếu tố văn hóa và bản sắc dân tộc vào sản phẩm để tạo ra giá trị đặc biệt và sự khác biệt trên thị trường quốc tế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử: Tận dụng các kênh bán hàng trực tuyến và công nghệ số để tiếp cận thị trường và khách hàng quốc tế một cách hiệu quả hơn.

Hà Nội: Kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững ngành gốm sứ Hà Nội: Kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững ngành gốm sứ
Thu hồi 7 dự án tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh - Đồng Nai Thu hồi 7 dự án tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh - Đồng Nai
Xuất khẩu sản phẩm gốm sứ đạt trên 352,61 triệu USD trong nửa đầu năm Xuất khẩu sản phẩm gốm sứ đạt trên 352,61 triệu USD trong nửa đầu năm
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững

Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững

Ủy ban Quản lý Thương mại quốc tế Nam Phi (ITAC) vừa ban hành thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu vào khối SACU. Tuy nhiên, Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp này do có thị phần dưới 3%, mở ra cơ hội duy trì xuất khẩu ổn định sang khu vực Nam Phi.
Đầu tư vàng tuần này: Nên chờ rõ sóng hay “bắt đáy” vùng 3.250 USD?

Đầu tư vàng tuần này: Nên chờ rõ sóng hay “bắt đáy” vùng 3.250 USD?

Giá vàng thế giới bước sang tuần giao dịch mới với tâm thế giằng co khi các yếu tố hỗ trợ và gây áp lực đan xen mạnh mẽ. Một bên là kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất sớm, đồng USD suy yếu và rủi ro địa chính trị; bên còn lại là loạt dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực và thỏa thuận thương mại mới giúp tâm lý thị trường ổn định hơn. Giới đầu tư đang đứng trước lựa chọn: nên bắt đáy khi giá về vùng 3.250 USD/ounce hay chờ tín hiệu rõ ràng hơn?
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng bứt tốc: GDP 6 tháng đầu năm cao kỷ lục trong 15 năm qua

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng bứt tốc: GDP 6 tháng đầu năm cao kỷ lục trong 15 năm qua

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm nay tăng 7,52%, đạt mức cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2011 tới nay.
Việt Nam trở thành điểm sáng du lịch với mức tăng trưởng khách quốc tế ấn tượng

Việt Nam trở thành điểm sáng du lịch với mức tăng trưởng khách quốc tế ấn tượng

Theo Hàn thử biểu (World Tourism Barometer) số ra tháng 5 của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch Việt Nam trong quý I có mức tăng trưởng khách quốc tế cao thứ 6 thế giới, tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Nếu xét trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam xếp thứ nhất, tiếp đến là Nhật Bản và CH Palau.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Kinh tế Việt Nam khởi sắc ngoạn mục, GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,31%

Kinh tế Việt Nam khởi sắc ngoạn mục, GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,31%

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025 cho thấy, kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh, GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,31%, xuất siêu 7,63 tỷ USD, FDI đạt mức cao nhất 15 năm. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.
Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Riêng trong tháng 6 năm 2025 ghi nhận dấu mốc bứt phá của kinh tế tư nhân Việt Nam khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vượt kỷ lục, đạt hơn 24.000 đơn vị, gấp đôi so với cùng kỳ các năm 2021 - 2024.
Giá xăng được dự báo giảm hơn 1.000 đồng/lít vào phiên điều chỉnh ngày mai

Giá xăng được dự báo giảm hơn 1.000 đồng/lít vào phiên điều chỉnh ngày mai

Giá xăng trong nước tại kỳ điều chỉnh ngày mai (3/7) được dự báo sẽ tiếp tục giảm, mức giảm khoảng 1.200 - 1.400 đồng/lít. Nếu đúng như vậy thì đây là lần giảm thứ hai liên tiếp trong tuần.
Giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư lạc quan, chuyên gia Phố Wall cảnh báo xu hướng giảm sâu

Giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư lạc quan, chuyên gia Phố Wall cảnh báo xu hướng giảm sâu

Giá vàng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần qua khi các chỉ số kinh tế Mỹ và tâm lý thị trường tạo áp lực giảm. Trong khi các chuyên gia Phố Wall dự báo vàng sẽ tiếp tục suy yếu, nhà đầu tư cá nhân vẫn giữ niềm tin vào khả năng hồi phục của kim loại quý trong tuần tới.
Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Trong bối cảnh biến động toàn cầu và làn sóng bảo hộ thương mại gia tăng, chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ năm 2025 đang đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, vượt lên trên các lo ngại về chi phí và mất thị phần, nhiều doanh nghiệp đang xem đây là đòn bẩy cho quá trình tái cấu trúc toàn diện – từ chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất đến chiến lược thị trường – để xây dựng nền tảng cạnh tranh bền vững và linh hoạt hơn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động