Nguồn cung dồi dào sẽ tạo áp lực giảm giá tiêu thời gian tới
Thiếu hụt nguồn cung khiến giá hồ tiêu tăng mạnh, cao nhất lên đến 2.500 đồng/kg Tại sao các nhà cung cấp thận trọng bán tiêu ra trong tháng vừa qua? Tại sao giá tiêu giảm tới 3.000 đồng/kg? |
Nguồn cung dồi dào sẽ tạo áp lực giảm giá tiêu thời gian tới. |
Cụ thể, tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk giảm 1.000 đồng/kg còn 149.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai cũng giảm 1.000 đồng/kg còn 148.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg còn 149.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 148.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Đồng Nai cũng giảm 1.000 đồng/kg, còn 148.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước cũng giảm 1.000 đồng/kg còn 148.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia ở mức đạt 6.927 USD/tấn, giảm 0,52%, giá tiêu trắng Muntok ở mức 9.409 USD/tấn, giảm 0,52%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil duy trì ở mức 6.750 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia ở mức 8.800 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 11.200 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở mức 6.800 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l ở mức 7.100 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 10.150 USD/tấn...
Sản lượng hồ tiêu Việt Nam được dự báo tăng nhẹ
7 tháng đầu năm, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho EU. |
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn do thời tiết và sâu bệnh, sản lượng hồ tiêu Việt Nam vụ tới vẫn được dự báo có thể tương đương hoặc tăng nhẹ so với năm 2024, ước đạt khoảng 170.000 tấn. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung hồ tiêu trên thị trường sẽ tiếp tục dồi dào, gây thêm áp lực giảm giá.
Cục Xuất nhập khẩu dẫn số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu, cho biết trong 7 tháng đầu năm, EU nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường ngoại khối đạt 37,94 nghìn tấn, trị giá 179,54 triệu EUR (tương đương 199,79 triệu USD), tăng 31,6% về lượng và tăng 45% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho EU với khối lượng đạt 24,88 nghìn tấn, trị giá 112,5 triệu EUR (tương đương 125,2 triệu USD), tăng 38,9% về lượng và tăng 58,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị phần hồ tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 62,16% trong 7 tháng đầu năm 2023 lên 65,58% trong 7 tháng đầu năm 2024.
Ngoài ra, nhập khẩu tiêu của EU từ các thị trường chính khác cũng đều tăng trưởng ở mức 2 con số. Đơn cử như Brazil tăng 19,4%, đạt trên 6 nghìn tấn.
Theo các chuyên gia, nguồn cung hàng vụ mới của Indonesia đã gia nhập thị trường giúp nguồn cung tăng. Ước tính sản lượng hạt tiêu của Indonesia trong năm 2024 có thể đạt tới 85.000 tấn, tăng 5% so với năm trước. Nguồn cung dồi dào này tạo ra áp lực giảm giá không nhỏ lên thị trường.
Một số khu vực sản xuất tiêu chính của Indonesia đã hoàn tất thu hoạch. Các nhà sản xuất đã bán ra một lượng hàng lớn. Giá tiêu tại Indonesia đang tăng đều và hầu hết các nhà xuất khẩu hạn chế chào hàng.
Trong 7 tháng đầu năm 2024, EU tăng nhập khẩu hạt tiêu từ tất cả các nguồn cung ngoại khối lớn, tốc độ tăng trưởng đều ghi nhận ở mức 2 con số. Theo số liệu thống kế của Cơ quan Thống kê châu Âu, trong 7 tháng năm 2024, EU nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường ngoại khối đạt 37,94 nghìn tấn, trị giá 179,54 triệu EUR (tương đương 199,79 triệu USD), tăng 31,6% về lượng và tăng 45% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu trên thị trường thế giới vẫn rất sôi động |
Vì sao vụ thu hoạch tiêu năm 2025 của Việt Nam sẽ bị chậm lại? |
Giá tiêu liên tục tăng do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao |