Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Ngày 11/3, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) diễn ra Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP tại Đắk Lắk Giá cà phê quay đầu tăng Cà phê vào hội
Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm càphê và nông sản khác trong khuôn khổ Hội nghị. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)
Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm càphê và nông sản khác trong khuôn khổ Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Kiến tạo vị thế quốc tế cho cà phê

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết Đắk Lắk nói chung, Buôn Ma Thuột nói riêng từ lâu đã nổi danh với những vùng cà phê bạt ngàn. Tỉnh được mệnh danh là “Thủ phủ cà phê của Việt Nam.”

Trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã có sự đoàn kết, quyết tâm nỗ lực, phấn đấu và đạt được nhiều kết quả quan trọng, từng bước chuyển mình, phấn đấu vươn lên trở thành địa phương phát triển, giàu mạnh, có nhiều sản phẩm đặc sản, đặc biệt sản phẩm cà phê đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng trong khu vực và thế giới.

Niên vụ 2023-2024, cả nước xuất khẩu cà phê đạt 1.476.842 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,425 tỷ USD, giảm 11,3% về lượng nhưng tăng gần 33% về giá trị so với niên vụ trước.

Riêng tỉnh Đắk Lắk xuất khẩu đạt 264.404 tấn cà phê, chiếm tỷ trọng 17,9% so với cả nước; kim ngạch xuất khẩu đạt 915,795 triệu USD, tăng 22,5% so với niên vụ trước, chiếm tỷ trọng 16,9% so với cả nước.

Nhìn chung, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là cà phê nhân, cà phê hòa tan các niên vụ gần đây tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu cà phê.

Các sản phẩm cà phê chế biến khác như cà phê rang, cà phê bột... xuất khẩu rất ít. Bên cạnh đó, hiện nay giá trị càphê Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc phân khúc cấp thấp; xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô; tổ chức sản xuất quy mô còn nhỏ lẻ; chất lượng chưa đồng đều; công nghệ chế biến sâu còn hạn chế là một trong những thách thức khi phải đáp ứng các thị trường lớn, với yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao.

“Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt nhằm nhận diện rõ hơn và tái khẳng định vai trò, vị thế của ngành công nghiệp cà phê, tìm cơ hội và giải pháp để gia tăng giá trị cà phê Việt; là nhịp cầu để kết nối những người quan tâm đến cà phê, cùng cà phê và vì cà phê gần lại với nhau hơn.

Bên cạnh đó, hội nghị nhằm chung tay nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và kiến tạo vị thế quốc tế cho cà phê; hỗ trợ kết nối giao thương cho các doanh nghiệp; truyền thông và tiếp thị sản phẩm, thương hiệu cà phê; đưa cà phê lên tầm cao mới, xứng đáng với vai trò, vị thế của loại thức uống phổ biến này” - ông Nguyễn Tuấn Hà nhấn mạnh.

Phải có sự riêng biệt mới tạo được dấu ấn

Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú. Ảnh congthuong.vn

Chia sẻ bên lề hội nghị, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú, cho biết trong bối cảnh diện tích có hạn, cũng như năng suất, sản lượng đã đạt tới mức kế hạn, để gia tăng được giá trị của cà phê xuất khẩu đòi hỏi phải tập trung vào việc chế biến sâu và đặc biệt là định hình thương hiệu cho ngành cà phê.

Để làm được điều đó, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cùng với Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cũng như các đơn vị liên quan sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng một chiến lược toàn diện về nâng cao giá trị thương hiệu cũng như quảng bá hình ảnh cà phê của Việt Nam ra thế giới.

Ông Vũ Bá Phú khẳng định: "Sẽ không có chuyện cà phê Việt không giao thương với quốc tế ".

"Nếu Việt Nam không giao thương với quốc tế về cà phê thì chúng ta đang tự đánh mất cơ hội cho ngành cà phê Việt Nam. Minh chứng là ngành hàng cà phê của chúng ta đang đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Việc không giao thương với quốc tế, không tham gia quá trình hội nhập sẽ là một sự thiệt thòi vô cùng lớn cho cà phê Việt" - ông Vũ Bá Phú lý giải.

Để cà phê tạo được dấu ấn trong lòng người tiêu dùng và ngày càng khẳng định được thương hiệu, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho rằng, sự đặc sắc, dấu ấn địa phương là yếu tố vô cùng quan trọng.

"Không chỉ Đắk Lắk mà các địa phương có cà phê khác của Việt Nam như Quảng Trị, Sơn La, Điện Biên,... mỗi địa phương phải tìm ra điểm khác biệt của mình trong sản phẩm cà phê để tạo ra những hương vị đặc sắc riêng cũng như chất liệu riêng. Phải có được sự riêng biệt mới tạo được dấu ấn trong lòng người tiêu dùng, từ đó phát huy điểm mạnh để quảng bá hình ảnh cà phê của mình ra thế giới" - ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Giá cà phê tăng đến 3.000 đồng/kg, xuất khẩu mang về hơn 1 tỉ USD Giá cà phê tăng đến 3.000 đồng/kg, xuất khẩu mang về hơn 1 tỉ USD
Giá cà phê tăng mạnh, chính thức lập đỉnh mới Giá cà phê tăng mạnh, chính thức lập đỉnh mới
Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Dù đứng trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dừa hàng đầu thế giới, nhưng nghịch lý thay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam lại phải chi hơn 7 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm từ dừa. Giá dừa tăng vọt, doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến, nông dân đua nhau trồng mới... nhưng bài toán phát triển bền vững cho toàn chuỗi vẫn đang bỏ ngỏ.
Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Trong bối cảnh biến động toàn cầu và làn sóng bảo hộ thương mại gia tăng, chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ năm 2025 đang đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, vượt lên trên các lo ngại về chi phí và mất thị phần, nhiều doanh nghiệp đang xem đây là đòn bẩy cho quá trình tái cấu trúc toàn diện – từ chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất đến chiến lược thị trường – để xây dựng nền tảng cạnh tranh bền vững và linh hoạt hơn.
Ngành gỗ Việt đạt mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025

Ngành gỗ Việt đạt mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 15,89 tỷ USD. Với kết quả này, ngành gỗ và lâm sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD vào năm 2025.
Hàng Việt mở rộng cánh cửa vào Á Âu

Hàng Việt mở rộng cánh cửa vào Á Âu

Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu, doanh nghiệp Việt đang tích cực tiếp cận thị trường Nga và Belarus. Dù vẫn còn nhiều rào cản, nhưng nếu chuẩn bị đúng hướng và bài bản, tiềm năng xuất khẩu sẽ được khai phá mạnh mẽ.
Ngành gỗ Việt Nam buộc phải minh bạch nguồn gốc

Ngành gỗ Việt Nam buộc phải minh bạch nguồn gốc

Trước sức ép từ các chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ, ngành gỗ Việt Nam cần chủ động chứng minh tính hợp pháp trong chuỗi cung ứng, tăng minh bạch về nguyên liệu và củng cố niềm tin để giữ vững thị phần xuất khẩu chủ lực.
Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Căng thẳng tại Trung Đông, chính sách thuế bất ổn từ Mỹ và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo ra những biến số khó lường cho xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh cước vận tải leo thang, nguy cơ thiếu container và áp lực thời gian giao hàng gia tăng, doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc chiến lược logistics, đồng thời Bộ Công Thương cũng nhìn nhận rõ các điểm cần điều chỉnh trong chiến lược xuất nhập khẩu quốc gia giai đoạn tới.
Xuất khẩu sầu riêng và bài toán chất lượng bền vững

Xuất khẩu sầu riêng và bài toán chất lượng bền vững

Trước sự cố dư lượng kim loại nặng, ngành sầu riêng Việt Nam đang đẩy mạnh nâng chuẩn sản xuất, giám sát vùng trồng và kiểm soát an toàn thực phẩm để giữ vững đà tăng trưởng và uy tín trên thị trường xuất khẩu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động