Kazakhastan có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt

“Người tiêu dùng Kazakhastan có nhu cầu lớn với trà, cà phê, do đó Kazakhastan mong muốn nhập khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam”, Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh tiết lộ.
Hà Nội: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ EWEC - Đà Nẵng 2024 Nhiều hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại Tuần lễ sản phẩm OCOP năm 2024
Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh. Ảnh: Hoa Quỳnh
Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh. Ảnh: Hoa Quỳnh

Tôi rất tự hào

Chia sẻ với báo chí trước thềm Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết: "Đầu tiên là tôi rất tự hào. Tôi sinh năm 1975, đúng năm mà Việt Nam thống nhất đất nước. Từ hồi lớp một, tôi đã được đọc sách của tác giả Việt Nam và điều này tạo cho tôi một niềm yêu mến đối với người dân cũng như đất nước của các bạn. Khi ở đây, tôi cảm thấy có một trách nhiệm lớn lao với tư cách là Đại sứ Kazakhstan.

Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam, ngày 30/4 mang một ý nghĩa lịch sử. Chúng ta khó tưởng tượng được cuộc sống thiếu đi ban ngày hoặc ban đêm, một thế giới thiếu đi nam hoặc nữ, một con người thiếu đi một con mắt hay một bàn tay, hay một quốc gia chỉ có miền Bắc hoặc chỉ có miền Nam. Bởi vì tất cả người dân của một quốc gia, dù là miền Bắc hay miền Nam đều là anh em...

Khi nhìn vào Việt Nam, ba miền Bắc-Trung-Nam, tôi thấy giống như một cán cân thật hài hòa. Tôi rất ấn tượng với sự dũng cảm cũng như là quyết liệt của Việt Nam trong sự nghiệp thống nhất đất nước, trong thời kỳ hết sức khó khăn. 50 năm là một cột mốc quan trọng, đối với chúng tôi đó là cột mốc vàng".

Nhân dịp này, Đại sứ chúc đất nước và nhân dân Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ vàng trong phát triển. Ông bày tỏ sự trân trọng đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam như Tổng Bí thư Tô Lâm, cùng với các cải cách chính trị, quản lý hành chính mà Việt Nam thực hiện, chúc các cải cách này sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tốt đẹp.

Đại sứ chúc Việt Nam trong ba năm tới sẽ đạt được mức tăng trưởng hai con số, đến năm 2040 trở thành quốc gia phát triển và lọt vào top 30 hoặc thậm chí là 20 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Đưa kim ngạch thương mại đạt 2 - 5 tỷ USD trong thời gian tới

Kazakhastan có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt
Sản phẩm gạo ST25 của Việt Nam.

Đánh giá hợp tác thương mại Việt Nam - Kazakhastan đang phát triển rất mạnh mẽ, tuy nhiên, Đại sứ Kazakhastan Kanat Tumysh cho rằng, chúng ta không chỉ dừng lại con số 1 tỷ USD, mà cần phải đưa kim ngạch thương mại đạt 2 - 5 tỷ USD trong thời gian tới.

Đặc biệt, ông Kanat Tumysh nhận định, tiềm năng khai mở thị trường hàng hóa hai bên đang rất lớn. Trong đó, người tiêu dùng của cả hai quốc gia đều quan tâm đến việc trao đổi các sản phẩm, mặt hàng thế mạnh của mỗi nước. "Thị trường Kazakhastan đang quan tâm đến một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như gạo (ST25), các loại trái cây nhiệt đới là thanh long, xoài" - ông Kanat Tumysh thông tin.

Không chỉ vậy, ông Kanat Tumysh tiết lộ, người tiêu dùng Kazakhastan có nhu cầu lớn với trà, cà phê, do đó Kazakhastan mong muốn nhập khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam. “Điều quan trọng đối với chúng tôi là Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê nhờ vào chất lượng cao và những đặc tính độc đáo của các sản phẩm này” - theo đại sứ Kazakhastan Kanat Tumysh.

Ở chiều ngược lại, Đại sứ Kazakhastan cho hay, Việt Nam cũng là thị trường tiềm năng để Kazakhastan xuất khẩu một số mặt hàng thế mạnh của mình như lúa mì, táo. “Táo là mặt hàng Việt Nam có nhu cầu lớn, vì vậy, chúng tôi sẵn sàng cung cấp mặt hàng này với chất lượng, giá cạnh tranh nhất”- đại sứ Kazakhastan nói.

Trước tiềm năng mở cửa thị trường cho hàng hoá của nhau, đại sứ Kazakhastan kỳ vọng hai nước sẽ ký kết các thỏa thuận về kiểm dịch động thực vật, những thỏa thuận này sẽ cho phép Kazakhastan nhập khẩu gạo, cà phê, trà, trái cây từ Việt Nam, đồng thời xuất khẩu thịt, lúa mì, các loại cây có dầu và các sản phẩm khác của Kazakhstan sang Việt Nam.

Bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân Bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân
“Tinh hoa trái cây Việt” -  Nơi hội tụ hương sắc nông sản Việt Nam “Tinh hoa trái cây Việt” - Nơi hội tụ hương sắc nông sản Việt Nam
Ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới trước thách thức thuế quan Ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới trước thách thức thuế quan
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Ninh) năm nay đánh dấu một vụ mùa bội thu. Không chỉ đạt sản lượng cao nhất trong nhiều năm, vải thiều Lục Ngạn còn hiện diện khắp các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, trong các khu công nghiệp và thị trường quốc tế... nhờ sự vào cuộc trong xúc tiến của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng địa phương.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động