Hỗ trợ tối đa để các doanh nghiệp sản xuất thịt tươi
Triển khai “luồng xanh” đường thủy vận chuyển hàng hóa thiết yếu về TP HCM Công bố "luồng xanh" Quốc gia lưu thông vận tải trên quốc lộ Hướng dẫn doanh nghiệp vừa cách ly, vừa đảm bảo sản xuất |
Hôm nay (21/7), trong buổi làm việc giữa Tổ công tác đặc biệt Bộ NN&PTNT với đầu cầu Bộ NN&PTNT tại Hà Nội, Tổ công tác cho biết, tại các tỉnh phía nam, nguồn cung rau củ quả hiện dồi dào, đáp ứng đủ lương thực, thực phẩm cho 19 tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tế tại cơ sở, Tổ công tác do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam làm Tổ trưởng phát hiện ra 3 vấn đề nổi cộm, liên quan: Nguồn cung thịt tươi; các trạm trung chuyển thực phẩm tới các điểm tiêu thụ; lưu thông vật tư nông nghiệp.
![]() |
TPHCM hiện cần khoảng 10.000 con lợn mỗi ngày, nguồn cung thịt tươi đang gặp khó khăn. |
Theo Tổ công tác đặc biệt, việc thiếu khoảng 400.000 quả trứng và 1,5 triệu tấn rau một ngày tại TPHCM đang được bù đắp dần. Tuy nhiên, TPHCM hiện cần khoảng 10.000 con lợn mỗi ngày, nguồn cung thịt tươi đang gặp khó khăn.
Các doanh nghiệp trên địa bàn không thể áp dụng các phương pháp như "3 tại chỗ”, gồm sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ, hay “1 cung đường - 2 địa điểm".
Theo Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT Lê Văn Thành "vấn đề chính là các lò giết mổ hiện thiếu nhân lực. Công nhân chịu giãn cách xã hội nên gặp khó khăn di chuyển. Ngoài ra, lái xe chở thịt cũng phải chịu nhiều trạm kiểm dịch trên đường, từ phía Công an, Y tế, cho đến Thú y."
Về trạm trung chuyển, vấn đề nằm ở chỗ mỗi điểm tiêu thụ tại TP. HCM chỉ có nhu cầu một vài tạ rau củ quả mỗi ngày, trong khi các xe chuyên chở nông sản thường chở hàng tấn.
"Tài xế sẽ mất nhiều thời gian để đi hết các điểm này, thay vì tập kết hàng tại một điểm", ôChánh Văn phòng Bộ NN&PTNT lý giải.
Tại đầu cầu Bộ NN&PTNT ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã đưa ra các giải pháp trước mắt cho các đơn vị liên quan.
Thứ nhất, tạo cơ chế và hỗ trợ tối đa để các doanh nghiệp sản xuất thịt tươi như Masan, CP... tổ chức được sản xuất, trong điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Thứ hai, liên hệ với một số đơn vị có kho bãi sẵn có trên địa bàn hoặc tại các vùng đệm như Củ Chi (TPHCM), để trưng dụng trong thời gian chống dịch.
Thứ ba, xem xét kiến nghị với Chính phủ về danh mục hàng hóa thiết yếu. Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh, việc này đã được Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT thống nhất hôm qua (20/7), theo đó sẽ đề xuất một số mặt hàng vật tư nông nghiệp như giống, phân bón… cần được đưa vào danh sách mặt hàng thiết yếu.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động, MXV-Index xuống mức 2.221 điểm

Giá vàng sáng nay đảo chiều giảm 400.000 đồng/lượng: Nhà đầu tư nên mua hay bán?

Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ
