Triển khai “luồng xanh” đường thủy vận chuyển hàng hóa thiết yếu về TP HCM
Công bố "luồng xanh" Quốc gia lưu thông vận tải trên quốc lộ Bổ sung thêm nhãn “hàng mau hỏng” để ưu tiên lưu thông hàng hóa Bộ GTVT: Tạo thêm “luồng xanh” để đảm bảo lưu thông hàng hóa |
Tối 18/7, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã có văn bản gửi Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải và Sở Công Thương một số tỉnh miền Tây Nam bộ về triển khai phương án vận chuyển hàng hóa thiết yếu bằng tàu cao tốc đường thủy ("luồng xanh" đường thủy) trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, từ ngày 19/7, “luồng xanh” đường thủy để vận chuyền hàng hóa bằng tàu cao tốc sẽ được triển khai nhằm vận chuyển hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm như: gạo, mì gói, bún khô; thịt gia súc; thịt gia cầm; trứng gia cầm; rau củ quả; thủy hải sản...; trang thiết bị y tế, nguyên vật liệu phục vụ phòng chống dịch.
![]() |
Triển khai “luồng xanh” đường thủy vận chuyển hàng hóa thiết yếu về TP HCM |
Tàu cao tốc di chuyển từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến địa bàn TP HCM và ngược lại. Lộ trình di chuyển là đi từ cảng, bến thủy nội địa thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long theo sông Tiền → kênh Chợ Gạo → sông Vàm Cỏ (hoặc theo hướng kênh Nước Mặn → sông Cần Giuộc) → sông Soài Rạp → sông Nhà Bè → sông Sài Gòn → bến Bạch Đằng (TP HCM) và ngược lại.
Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP sẽ sử dụng 5 tàu cao tốc để vận chuyển hàng hóa, với sức chở trung bình khoảng 20 tấn hàng hóa/chuyến. Chi phí vận chuyển do công ty thoả thuận với tổ chức, cá nhân cần vận chuyển hàng hoá, với chi phí phù hợp (đảm bảo bình ổn giá).
Sở Giao thông Vận tải TP HCM yêu cầu phương tiện phải đảm bảo công dụng chở hàng hóa và không chở quá khả năng khai thác; thuyền trưởng, thuyền viên phải đảm bảo số lượng theo đúng định biên an toàn tối thiểu; đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 (ít nhất 1 mũi) và có xét nghiệm SARS-CoV2 theo quy định của Bộ Y tế; đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch…
Trong suốt quá trình di chuyển của phương tiện từ các cảng, bến thủy nội địa của các tỉnh đi thẳng về bến Bạch Đằng, phương tiện thủy không được dừng dọc đường. Sau mỗi chuyến vận chuyển và hàng hóa được bốc dỡ xong, phải thực hiện phun khử khuẩn toàn bộ phương tiện trước khi khởi hành chuyến mới…
Sở Giao thông Vận tải TP HCM đề nghị lực lượng chức năng tại các chốt kiểm tra, kiểm soát trên tuyến tạo điều kiện thuận lợi, hạn chế dừng, đỗ phương tiện, để rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Theo kế hoạch, thời gian tàu lưu thông trên tuyến là từ 6-19 giờ hàng ngày. Sau thời gian hoạt động ổn định, Sở Giao thông Vận tải sẽ xem xét điều chỉnh thời gian hoạt động phù hợp với nhu cầu thực tế, đảm bảo an toàn giao thông và hiệu quả khai thác.
Các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa liên hệ với Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP trong việc kết nối việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về TP.HCM và ngược lại theo "luồng xanh đường thủy" nêu trên.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận những tín hiệu tích cực
