Giải pháp nào có thể bình ổn được thị trường vàng?

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố sẽ dừng đấu thầu vàng và thay thế bằng giải pháp khác từ đầu tháng 6. Các chuyên gia cho rằng, chỉ còn cách cho nhập khẩu và xóa bỏ độc quyền mới bình ổn được thị trường vàng.
Giá vàng miếng SJC bật tăng trở lại Vì sao Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng? Giá vàng tăng mạnh sau thông tin dừng đấu thầu vàng
Người dân xếp hàng mua bán vàng khi giá lập đỉnh. Ảnh: Ngọc Diệp
Người dân xếp hàng mua bán vàng khi giá lập đỉnh. Ảnh: Ngọc Diệp

Biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu chưa phát huy hiệu quả

Chiều 28-5, giá vàng thế giới ở mức 2.351,7 USD/ounce (tương đương 72,2 triệu đồng/lượng quy đổi), giảm nhẹ so với phiên trước đó. Tuy nhiên, giá vàng miếng SJC lại tăng vọt.

Công ty SJC niêm yết giá bán vàng ở mức 90,5 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng/lượng so với cuối ngày 27-5 và tăng 1 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn 18,3 triệu đồng/lượng. Như vậy nếu so sánh với mức chênh thời điểm trước khi NHNN đưa ra đấu thầu vàng là 9,53 triệu đồng/lượng, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước - thế giới đã tăng gần gấp đôi. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu để hạ nhiệt giá vàng chưa phát huy hiệu quả.

Nhiều chuyên gia cho rằng chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước với giá vàng thế giới ngày càng tăng cho thấy mục tiêu kéo giảm chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới như mục tiêu của NHNN khi tổ chức đấu thầu vàng đã không đạt như kỳ vọng. Bởi giá vàng đưa ra đấu thầu luôn sát với giá vàng trong nước chứ không phải giá vàng thế giới.

Chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc NHNN ngưng đấu thầu vàng chứng tỏ giải pháp này không giải quyết được vấn đề chênh lệch giá trong và ngoài nước cũng như không đạt được mục đích đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dân. Để bình ổn thị trường vàng, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng "cần chẩn đúng bệnh thì chữa trị mới đúng". Theo ông, vấn đề của thị trường vàng là nguồn cung hạn hẹp khiến giá tăng cao nên cần cho phép việc nhập khẩu để giải quyết vấn đề cung vàng trong nước.

Nhập khẩu, xóa độc quyền – giải pháp căn cơ

Chuyên gia kinh tế Trần Duy Phương cho biết, nếu cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng sẽ có lợi cho cả việc bình ổn giá vàng trang sức. Có hai phương án để tăng nguồn cung vàng nguyên liệu cho thị trường, đó là cấp hạn mức cho các doanh nghiệp trực tiếp nhập vàng hoặc Ngân hàng Nhà nước nhập vàng nguyên liệu về và bán lại cho doanh nghiệp.

Với phương án cấp hạn mức cho vàng nhập trực tiếp, các doanh nghiệp phải báo cáo việc nhập khẩu vàng cho Ngân hàng Nhà nước để nơi này quản lý, giám sát. Cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu theo đường chính ngạch sẽ giúp triệt tiêu được vàng lậu và giúp thị trường vàng thông suốt hơn; từ đó có thể tiến tới xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC, để các doanh nghiệp kinh doanh vàng đủ điều kiện có thể sản xuất vàng miếng như trước đây.

Ông Phương cho biết thêm, nếu cho phép xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC, trên thị trường sẽ có thêm nhiều thương hiệu vàng miếng khác, tạo ra cạnh tranh lẫn nhau. Khi nguồn cung nguyên liệu tăng, có nhiều sự lựa chọn và không còn cơ chế độc quyền nữa, giá vàng miếng SJC không thể cao vô lý như hiện nay.

Tuy nhiên ông Huỳnh Trung Khánh cũng cho rằng việc nhập khẩu vàng nguyên liệu chỉ giải tỏa được nguồn hàng cho trang sức mỹ nghệ (vàng nhẫn), còn đối với vàng miếng SJC hiện nay đang độc quyền nên chỉ có NHNN mới giải quyết được. Trong trường hợp xóa bỏ độc quyền, cho phép các thương hiệu vàng miếng khác tham gia thị trường thì người mua sẽ không quá tập trung vào vàng miếng SJC. Vì thế, chỉ có sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng mới có thể có những giải pháp căn cơ cho thị trường vàng.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên 91 triệu đồng/lượng Giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên 91 triệu đồng/lượng
9 thành viên trúng thầu 7.900 lượng vàng 9 thành viên trúng thầu 7.900 lượng vàng
Thêm 13.400 lượng vàng được tung ra thị trường, giá vàng bất ngờ giảm mạnh Thêm 13.400 lượng vàng được tung ra thị trường, giá vàng bất ngờ giảm mạnh
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá lợn hơi cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây

Giá lợn hơi cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây

Giá lợn hơi liên tục tăng, hiện giá lợn hơi ở mức cao, dao động từ 67 - 70 nghìn đồng/kg (là mức giá cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây).
Cách phân biệt vàng, bạc thật – giả đơn giản nhất

Cách phân biệt vàng, bạc thật – giả đơn giản nhất

Vàng, bạc là tài sản dự trữ, cũng có thể là một kênh đâu tư có lời của người dân… Tuy nhiên để phân biệt vàng, bạc thật – giả thì không phải ai cũng biết.
Lý do giá tiêu tăng sốc sau đó giảm sâu

Lý do giá tiêu tăng sốc sau đó giảm sâu

Giá tiêu hôm nay (30/6) dao động trong khoảng 157.000 - 160.000 đồng/kg. Tổng kết tuần, giá tiêu nội địa giảm trung bình 4.000 - 5.000 đồng/kg.
Một mùa vải thiều đặc biệt

Một mùa vải thiều đặc biệt

Năm nay vải thiều mất mùa chưa từng có, cây toàn lá khiến nông dân thất thu cả trăm nghìn tấn quả. Hiện giá vải thiều cao gấp 5 lần cùng kỳ 2023 nhiều người tiêu dùng tìm mua cũng không có.
Thị trường tiêu đang khó đoán định

Thị trường tiêu đang khó đoán định

Sau khi tăng mạnh trong ngày hôm qua, giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên các nước lại giảm đáng kể. Chuyên gia cho rằng thị trường đang bị chi phối nhiều bởi hoạt động đầu cơ, cho nên bà con nông dân còn trữ tiêu nên cân nhắc, thận trọng bán ra khi cần, tránh bán theo tin đồn.
Vì sao hầu hết sản phẩm Việt đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu?

Vì sao hầu hết sản phẩm Việt đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu?

Theo các chuyên gia, mặc dù Việt Nam đã vươn lên tốp 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới nhưng có một thực tế là, hầu hết sản phẩm Việt, đặc biệt là nông sản đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu.
Trường hợp cực đoan, ngành điện có thể vẫn sẽ phải huy động nguồn diesel

Trường hợp cực đoan, ngành điện có thể vẫn sẽ phải huy động nguồn diesel

Việc cung ứng điện cơ bản được đáp ứng, nhưng đối với hệ thống điện miền Bắc, trong tình huống nắng nóng tháng 7 kéo dài, ngành điện có thể vẫn sẽ phải huy động nguồn diesel mượn của khách hàng.
Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm

Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm

Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm từ 1.000 - 1.300 đồng/kg, đưa mức giá cà phê trung bình về mốc 120.000 đồng/kg.
Gạo “nhái” Ông Cua được bán công khai trên Shopee

Gạo “nhái” Ông Cua được bán công khai trên Shopee

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh triệt xóa một cơ sở sản xuất gạo giả mạo bao bì nhãn hiệu “Gạo ông Cua” trên địa bàn huyện Tiên Du.
Giá tiêu bật tăng trở lại, lấy lại mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu bật tăng trở lại, lấy lại mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên các nước đã bật tăng mạnh từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, đẩy mặt bằng giá tiêu trung bình trên cả nước về quanh mốc 159.000 đồng/kg, ngang với mức trước khi xảy ra đợt điều chỉnh mạnh đầu tuần này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động