Thêm 13.400 lượng vàng được tung ra thị trường, giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Có 11 đơn vị trúng thầu vàng miếng SJC sáng nay với 13.400 lượng vàng. Sau phiên đấu thầu thành công, giá vàng miếng giảm hơn 1 triệu đồng/lượng lùi về mốc 89 triệu đồng/lượng.
Tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng vào ngày mai Giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên 91 triệu đồng/lượng 9 thành viên trúng thầu 7.900 lượng vàng
Thêm 13.400 lượng vàng được tung ra thị trường.
Thêm 13.400 lượng vàng được tung ra thị trường.

Đấu thầu vàng “thoát ế”

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC diễn ra sáng nay (23/5).

Theo đó, có 11 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 13.400 lượng vàng (134 lô).

Giá trúng thầu cao nhất là 88,73 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 88,72 triệu đồng/lượng.

Mức giá trúng thầu nói trên cho thấy, NHNN đã quyết định hạ giá tham chiếu vào phút chót để tăng khả năng trúng thầu của các thành viên dự thầu.

Ngân hàng Nhà nước bắt đầu gọi thầu từ ngày 22/4, trong đó có 3 phiên bị hủy. Đây là lần thứ 6 đấu thầu thành công ghi nhận số doanh nghiệp tham gia cũng như khối lượng vàng tung ra thị trường cao nhất.

Như vậy, trong 1 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra thị trường 48.400 lượng vàng miếng SJC.

Theo phân tích của TS. Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế, một phần nguyên nhân khiến giá vàng tăng thời gian qua là do các ngân hàng trung ương dồn dập mua vào để tăng dự trữ. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước lẽ ra nên tăng mua vàng dự trữ hơn là đưa vàng ra bán đấu thầu.

Đồng thời, giá vàng thế giới tuần qua tăng mạnh, thời điểm giá cao nhất lên đến 2.375 USD/ounce, đẩy vàng trong nước tăng giá.

Việc Ngân hàng Nhà nước liên tục tổ chức đấu thầu vàng miếng để kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng nhưng không làm tăng nguồn cung vàng, không có vàng nhập khẩu và nguồn cung vàng không tăng khiến giá vàng liên tục tăng cao.

Ngoài ra, yếu tố tâm lý thị trường, tâm lý đám đông khi người dân thấy vàng tăng là đổ xô đi mua cũng là một trong những nguyên nhân khiến vàng tăng giá.

TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế cho rằng, đấu thầu vàng không phải là chuyện mới. Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 76 phiên đấu thầu vàng, cung ứng gần 70 tấn vàng ra thị trường.

Theo ông Lực, lần này, Ngân hàng Nhà nước cũng đang cho vận hành nghiệp vụ này trở lại nhằm tăng tính công khai, minh bạch và tăng nguồn cung vàng trong nền kinh tế để qua đó giảm chênh lệch giữa trong nước và quốc tế cũng như chênh lệch giữa giá vàng SJC với giá vàng của các thương hiệu khác.

Nói về giải pháp để bình ổn thị trường vàng, TS. Cấn Văn Lực nhận định, trước hết là cần phải cho phép tăng lượng cung vàng để phù hợp với thị trường Việt Nam và nhu cầu của người dân và các gia đình ở Việt Nam. Bằng cách cho phép một số doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, tiêu chí đáp ứng điều kiện để có thể nhập khẩu vàng vào Việt Nam.

Thứ hai là phải loại bỏ thương hiệu quốc gia độc quyền SJC, bởi thương hiệu này cũng không khác nhiều so với các thương hiệu khác, nhưng chênh lệch giá so với các thương hiệu khác khá cao. Điều này đã tạo ra một giá trị ảo cho bản thân thương hiệu SJC.

Nhấn mạnh về việc tăng giá “ảo” của vàng SJC, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, nếu tăng lượng cung vàng, giá vàng Việt Nam sẽ về sát hơn với giá vàng thế giới vì nhu cầu mua vàng hiện tại đã giảm hơn so với trước đây rất nhiều. Trong đó, nhu cầu đầu cơ giảm mạnh, hiện chủ yếu là nhu cầu tích trữ, tích cóp và thừa kế.

Bên cạnh đó, cần phải tăng cường khâu phối kết hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với các cơ quan, bộ ngành khác nhau để kiểm tra, đánh giá, giám sát thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn nữa.

Ngoài ra, cần phải tăng cường hợp tác quốc tế, để vừa chống buôn lậu vàng, cũng như việc đảm bảo cung – cầu để thị trường vàng liên thông tốt hơn nữa trong thời gian tới.

"Tôi nghĩ nếu chúng ta tháo gỡ được những điểm này thì về cơ bản việc vận hành, quản lý thị trường vàng sẽ tốt hơn trong thời gian tới", ông Lực chia sẻ.

Giá vàng giảm mạnh

Thêm 13.400 lượng vàng được tung ra thị trường, giá vàng bất ngờ giảm mạnh
Sau phiên đấu thầu sáng nay, giá vàng miếng giảm hơn 1 triệu đồng/lượng. Ảnh VnE

Sau phiên đấu thầu sáng nay, giá vàng miếng giảm hơn 1 triệu đồng/lượng lùi về mốc 89 triệu đồng/lượng.

Vào lúc 14h, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn yết giá vàng miếng SJC 87,8-89,8 triệu đồng/lượng, giảm 1,1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Công ty vàng Phú Quý, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng miếng SJC quanh mức 87,85 - 89,5 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.

Giá vàng nhẫn cũng quay đầu giảm theo. Cụ thể, vàng nhẫn của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết 75,2 - 76,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 600.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn trơn 75,51 - 77,02 triệu đồng/lượng, giảm 600.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm giá vàng thế giới ở mức 2.364 USD/ounce, giảm 16 USD/ounce so với đầu giờ sáng.

Giá vàng miếng SJC tăng 400.000 đồng so với hôm qua Giá vàng miếng SJC tăng 400.000 đồng so với hôm qua
Đã tìm ra phương thuốc đặc trị cơn sốt giá vàng? Đã tìm ra phương thuốc đặc trị cơn sốt giá vàng?
Giá vàng được dự báo sớm phá kỷ lục cũ Giá vàng được dự báo sớm phá kỷ lục cũ
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng SJC giảm tuần thứ hai: Chuyên gia bi quan, nhà đầu tư vẫn tin tưởng

Giá vàng SJC giảm tuần thứ hai: Chuyên gia bi quan, nhà đầu tư vẫn tin tưởng

Giá vàng SJC tiếp tục điều chỉnh giảm trong tuần thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng nhẫn ghi nhận mức tăng nhẹ. Trái ngược với nhận định thận trọng từ giới chuyên gia, đa số nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi của kim loại quý trong thời gian tới.
Giá tiêu chững lại ở Đắk Lắk, toàn cầu ổn định trước thềm chính sách thuế mới

Giá tiêu chững lại ở Đắk Lắk, toàn cầu ổn định trước thềm chính sách thuế mới

Giá tiêu hôm nay (27/7) dao động từ 136.000 - 138.000 đồng/kg trên thị trường nội địa, với Đắk Lắk ghi nhận mức giảm nhẹ 500 đồng/kg. Mức giá này vẫn duy trì ở ngưỡng cao, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi thị trường tiêu thế giới giữ ổn định.
Giá cà phê nội địa "vượt mặt" thế giới, doanh nghiệp Việt "đau đầu" với thuế GTGT

Giá cà phê nội địa "vượt mặt" thế giới, doanh nghiệp Việt "đau đầu" với thuế GTGT

Giá cà phê hôm nay 27/7 cho thấy bức tranh thị trường đầy nghịch lý: trong khi giá cà phê nội địa giữ vững đà tăng nhẹ, bất chấp phiên giảm cuối tuần, giá cà phê kỳ hạn thế giới lại lao dốc không phanh. Diễn biến trái chiều này đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam, đặc biệt là trước những băn khoăn về chính sách thuế GTGT mới.
Thị trường hồ tiêu lặng sóng chờ cú hích mới, chuyên gia nhận định giá sẽ sớm tăng trở lại

Thị trường hồ tiêu lặng sóng chờ cú hích mới, chuyên gia nhận định giá sẽ sớm tăng trở lại

Giá tiêu hôm nay (25/7) tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang, duy trì ổn định ở mức cao sau những phiên biến động trước đó. Hiện giá thu mua tại các vùng trồng trọng điểm dao động trong khoảng 136.500 – 138.500 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu Indonesia ghi nhận tăng nhẹ, trong khi các quốc gia khác giữ mức ổn định. Các chuyên gia nhận định, giai đoạn chững lại này chỉ là tạm thời trước khi giá tiêu bước vào một đợt tăng mới.
Giá cà phê tăng phi mã chạm mốc 96.200 đồng/kg, điều gì đang xảy ra?

Giá cà phê tăng phi mã chạm mốc 96.200 đồng/kg, điều gì đang xảy ra?

Thị trường cà phê hôm nay ngày 25/7 tiếp tục chứng kiến một phiên giao dịch đầy kịch tính khi giá nội địa lẫn thế giới đồng loạt leo thang. Giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên đã chính thức chạm ngưỡng cao nhất 96.200 đồng/kg, một mức giá mà nhiều người nông dân mong đợi. Sức nóng này không chỉ đến từ quy luật cung cầu cuối vụ mà còn được cộng hưởng từ nhiều yếu tố phức tạp trên thị trường toàn cầu, tạo nên một bức tranh thị trường đầy biến động và khó lường.
Vàng SJC áp sát đỉnh 123 triệu, giá thế giới đảo chiều giảm mạnh

Vàng SJC áp sát đỉnh 123 triệu, giá thế giới đảo chiều giảm mạnh

Sáng 24/7, giá vàng trong nước tăng mạnh, đưa vàng miếng SJC tiến sát mốc kỷ lục 123 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn cũng vượt ngưỡng 120 triệu đồng/lượng. Diễn biến này trái chiều với đà giảm của giá vàng thế giới.
Báo động đỏ từ các lò mổ 'chui': Người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ở đâu trong chuỗi rủi ro?

Báo động đỏ từ các lò mổ 'chui': Người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ở đâu trong chuỗi rủi ro?

Một con số vừa được công bố tại hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức ngày 23/7: 40% lượng thịt tự cung ứng tại một thị trường lớn như Hà Nội đang tuồn ra mỗi ngày mà không qua bất kỳ sự kiểm soát giết mổ nào. Con số này không chỉ là một thống kê khô khan, nó là lời cảnh báo về một "dòng chảy ngầm" khổng lồ của thực phẩm bẩn, đặt ra một câu hỏi nhức nhối: Người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính đang đứng ở đâu trong chuỗi rủi ro liên hoàn này? Thực trạng các lò mổ 'chui' đang bủa vây thị trường ra sao và đâu là lời giải cho bài toán an toàn thực phẩm và bảo vệ thương hiệu?
Giá tiêu hôm nay 24/7: Giữ vững mốc 138.500 đồng/kg, hé lộ nghịch lý cung - cầu của thị trường

Giá tiêu hôm nay 24/7: Giữ vững mốc 138.500 đồng/kg, hé lộ nghịch lý cung - cầu của thị trường

Giá tiêu hôm nay (24/7/2025) ghi nhận một trạng thái "bình lặng" hiếm thấy khi thị trường trong nước đồng loạt đi ngang, giữ giá ổn định sau phiên điều chỉnh trước đó. Trong bối cảnh thị trường thế giới giằng co và nhu cầu từ các nhà nhập khẩu lớn còn yếu, tâm lý chung vẫn khá dè dặt. Tuy nhiên, một điểm sáng bất ngờ từ số liệu xuất khẩu sang thị trường Anh đã thắp lên niềm hy vọng cho ngành hồ tiêu Việt Nam.
Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Sau chuỗi ngày điều chỉnh giảm, giá cà phê hôm nay (24/7/2025) đã có một phiên "lội ngược dòng" ngoạn mục khi đồng loạt tăng dựng đứng trên cả thị trường trong nước và thế giới. Giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên vọt tăng hơn 3.000 đồng/kg, tái lập mốc giá cao trong sự ngỡ ngàng của thị trường. Động lực tăng giá chủ yếu đến từ những lo ngại về nguồn cung tại Brazil, khiến giới đầu tư toàn cầu thay đổi tâm lý một cách đột ngột.
Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay (23/7) tiếp tục lao dốc xuống dưới mốc 140.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 136.500 - 138.500 đồng/kg. Diễn biến này đi ngược với đà phục hồi của thế giới, cho thấy áp lực riêng của thị trường Việt Nam do sức mua yếu và các đơn hàng xuất khẩu còn chững lại.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động